Đặc điểm của Chim Bồ Câu: Ăn gì, Cách nuôi và Giá

Bồ Câu – loài chim quen thuộc và gần gũi với con người mang ý nghĩa biểu tượng cho sự hạnh phúc, đoàn viên. Chim Bồ Câu còn là thực phẩm giúp chế biến những món ngon bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vì vậy đặc điểm, cách nuôi chim Bồ Câu như thế nào được nhiều người quan tâm hiện nay. Cùng My-pet tìm hiểu cụ thể về giống chim này qua bài viết sau nhé. 

Tên khoa học:Columba livia domestica
Tuổi thọ:4 – 7 năm
Thức ăn:thóc, ngô, các loại đỗ đen, đậu nành, đậu xanh
Chiều dài:20 – 25 cm
Giá:150.000 – 1.000.000đ

1. Đặc điểm của Chim Bồ Câu

1.1. Chim Bồ Câu có nguồn gốc, xuất xứ ở đâu? 

Chim Bồ Câu còn được gọi là gầm ghì, chim cưu… là giống chim quen thuộc và gần gũi với con người, thường nuôi làm cảnh hoặc chế biến món ăn. 

Hiện vẫn chưa xác định được nguồn gốc chim Bồ Câu từ đâu, nhiều nghiên cứu cho thấy loài chim này có từ thời Ai Cập cổ đại. Hiện nay, chim Bồ Câu sinh sống phổ biến trên khắp các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, một số nơi có luật cấm giết chim Bồ Câu ăn thịt.

Đặc điểm của Chim Bồ Câu

1.2. Đặc điểm ngoại hình của chim Bồ Câu

Dưới đây là đặc điểm nhận biết chim Bồ Câu mà bạn có thể tham khảo: 

1.2.1. Hình dáng

  • Cổ dài, đầu hình thoi và dễ dàng xoay chuyển với nhiều góc. 
  • Màu lông của chim Bồ Câu không cố định mà xoay quanh các màu như: Đen, trắng, xanh nhạt, nâu… Một số giống có lông dị biệt. 
  • Thân chim Bồ Câu hình thoi giúp chúng dễ dàng bay lượn. 
  • Toàn thân chim Bồ Câu là hai lớp lông vũ giúp giữ ấm cho chim. 
  • Chân có 3 ngón giúp chim dễ bám đậu. 
  • Mỏ sừng của chim Bồ Câu cứng và không có răng ở trong.

1.2.2. Kích thước 

  • Bồ Câu có chiều dài khoảng 20 – 25cm. 
  • Chiều cao của chim Bồ Câu từ 15 – 20cm. 
  • Thông thường Bồ Câu trống có trọng lượng và kích thước lớn hơn con mái. 
Đặc điểm ngoại hình của chim Bồ Câu

Tìm hiểu thêm:

2. Các loại chim Bồ Câu ở Việt Nam

Đã bao giờ bạn thắc mắc có mấy loại chim Bồ Câu sinh sống tại Việt Nam chưa? Cùng My-pet tìm hiểu dưới đây nhé: 

2.1. Chim Bồ Câu Pháp 

Còn được gọi là Bồ Câu trắng xuất xứ từ miền Đông của Pháp được khuyến khích nuôi hiện nay. Giống chim này thích hợp phát triển khí hậu ở Việt Nam và có khả năng sinh sản tốt. Mỗi năm Bồ Câu có 8 – 9 lứa chim non và có tỷ lệ sống rất cao. 

2.2. Bồ Câu Việt Nam

Bồ Câu Việt Nam còn được gọi là Bồ Câu nội hay Bồ Câu ta có màu lông chủ yếu là khoang, trắng, đen, xanh nhạt… Kích thước của Bồ Câu ta nhỏ hơn Bồ Câu Pháp, khoảng 400g. Mỗi lứa chim Bồ Câu ta khoảng 5 – 6 lứa. Bồ Câu ta thích ăn các loại lúa, gạo, đậu… 

2.3. Bồ Câu gà Mỹ

Chim Bồ Câu Mỹ được nuôi rất phổ biến tại Việt Nam và mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi. Chim Bồ Câu ta có kích thước lớn hơn so với những giống chim khác, vì vậy chúng còn được gọi là Bồ Câu vua. Lông của Bồ Câu vua đa dạng, chủ yếu nhất là màu đỏ thẫm và trắng. 

2.4. Bồ Câu Ai Cập

Giống Bồ Câu này có nguồn gốc từ Ai Cập và được mệnh danh là Bồ Câu có khả năng bay tốt nhất hiện nay với trọng lượng nhẹ. Lông Bồ Câu Ai Cập nổi bật với hai tông màu. Đây là giống chim Bồ Câu đẹp và quý hiếm nên thường được nuôi làm cảnh.

Các loại chim Bồ Câu ở Việt Nam

3. Chim Bồ Câu được nuôi để làm gì?

Bồ Câu được nuôi ưa chuộng hiện nay với nhiều công dụng như: 

  • Làm thú kiểng: Với ngoại hình đẹp, tuổi thọ cao và dễ chăm sóc, nên Bồ Câu được nhiều người ưa chuộng nuôi làm thú kiểng trong nhà. 
  • Đưa thưa, làm xiếc: Giống chim này rất thông minh nên được huấn luyện để đưa thư từ thời xưa. Hiện nay Bồ Câu được nuôi và huấn luyện làm xiếc, ảo thuật.
  • Cung cấp thịt: Chim Bồ Câu được ưa chuộng nuôi lấy thịt, thịt chim rất chắc và ngọt, lại bổ dưỡng. 

4. Cách nuôi và chăm sóc chim Bồ Câu như thế nào?

Để có cách nuôi chim Bồ Câu hiệu quả, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

4.1. Chọn giống 

Nên chọn những chú chim Bồ Câu khoảng 4 – 5 tháng tuổi, vì lúc này bạn sẽ dễ dàng nuôi chim hơn và có khả năng sống sót cao. Sau khi mua về nên kết cặp 1 mái và 1 trống. Cần đảm bảo chim Bồ Câu sinh sản phải có lông mượt, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Không nên chọn những con có dị tật hoặc mắc bệnh làm giống. 

4.2. Chuồng nuôi

Đầu tiên là chuồng nuôi cần đảm bảo chiều cao và chiều rộng phù hợp. Bình thường chuồng chim Bồ Câu được làm từ gỗ, tre, thép… Bên cạnh đó bạn cũng nên thiết kế chuồng rộng rãi, thoáng mát và cách mặt đất tối thiểu từ 1,5 – 2m cho chim thoải mái bay lượn. Ngoài ra, nên chọn vị trí đặt chuồng chim ở nơi tránh gió và tránh chuồng nuôi các loại thú khác.   

4.3. Thức ăn

Lựa chọn thức ăn cho chim Bồ Câu trước hết bạn cần xác định được nhu cầu dinh dưỡng của chim. Đối với chim Bồ Câu sinh sản cần đảm bảo lượng dinh dưỡng như sau:

  • Thức ăn cung cấp có năng lượng 3000 calo/kg thức ăn. 
  • Protein thô là 14% tổng khối lượng cung cấp dưỡng chất cần thiết.
  • Lượng canxi cần có là 2,5%. 
  • Cung cấp các thành phần cần thiết cho Bồ Câu phát triển như: Methionine, lysine, photpho, nacl…

Chim Bồ Câu ăn gì? Thức ăn chính của chim Bồ Câu là các loại ngũ cốc tự nhiên như: Đỗ, đậu, hạt hướng dương, hạt kê, ngô, gạo… Đây là những thực phẩm cung cấp vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của Bồ Câu. Khi có chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý sẽ giúp Bồ Câu phát triển tốt nhất, ít bệnh tật và có năng suất cao.  

Nên cho Bồ Câu ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối. Lượng thức ăn hợp lý cho Bồ Câu là 10% so với trọng lượng cơ thể. Cần đảm bảo nguồn thức ăn sạch và không nên cho chim ăn thức ăn tồn từ hôm trước để tránh bệnh tật.   

4.4. Phòng bệnh

Các bệnh thường gặp ở Bồ Câu phải kể tới bệnh đường ruột do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh. Ngoài ra, Bồ Câu cũng rất dễ bị ve đỏ ký sinh trên toàn thân hút máu. Do đó, trong quá trình nuôi chim Bồ Câu bạn nên quan sát để có cách chữa trị hiệu quả. 

Cách nuôi và chăm sóc chim Bồ Câu như thế nào? 

Xem thêm:

5. Những loại thức ăn tốt nhất cho chim Bồ Câu

Để chim Bồ Câu phát triển tốt và khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo các loại thức ăn tốt nhất cho chim dưới đây:

5.1. Thức ăn tự nhiên 

Nguồn thức ăn chính của Bồ Câu là các loại ngũ cốc như thóc và ngô. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại đỗ đen, đậu nành, đậu xanh. Đặc biệt Bồ Câu ăn sỏi giúp hỗ trợ cho khả năng tiêu hóa của chim. 

5.2. Thức ăn pha trộn

Bên cạnh thức ăn tự nhiên, bạn cũng nên pha trộn các loại thức ăn cho chim Bồ Câu như:

  • Pha trộn thức ăn với nguyên liệu thô: Kết hợp ngô xay + đậu xay + thóc + gạo. 
  • Pha trộn thức ăn tinh: Thức ăn chủ yếu là ngô, cám viên, gạo và thóc, nên pha theo tỷ lệ: 1:2:2:1. 

6. Bồ Câu ấp bao ngày thì nở?

Bồ Câu ấp bao ngày thì nở? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nuôi Bồ Câu sinh sản. Khi ấp khoảng 18 – 20 ngày trứng sẽ nở, nếu trứng lâu mổ vỏ và không thấy chim chui ra bạn nên hỗ trợ bằng cách bóc vỏ để chim không bị ngạt ở trong. 

Sau 28 – 30 ngày nên tách chim non khỏi mẹ. Thời gian này chim vẫn còn yếu và đề kháng chưa tốt, hệ tiêu hóa kém và dễ mắc bệnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung các chất kháng sinh, vitamin A, B và D cùng với nước uống cho chim. 

7. Cách huấn luyện chim Bồ Câu thế nào? 

Thời điểm lý tưởng nhất để huấn luyện chim Bồ Câu là khi chúng tập bay. Trong thời gian đầu chim bay quanh nhà, sau đó nên thả chim ở nơi có không gian rộng giúp chim tìm đường bay về nhà. Ban đầu chỉ nên tập thả chim 1 lần/ngày, cho tới khi chim cứng cáp có thể tăng số lần và khoảng cách xa hơn. Thời gian huấn luyện chim khoảng 2 – 3 tháng. 

Khi huấn luyện Bồ Câu bạn lưu ý, không nên thả chim vào những ngày trời mưa vì sẽ hỏng lông. Tốt nhất nên chọn ngày nắng đẹp và có bầu trời trong xanh. 

Cách huấn luyện chim Bồ Câu thế nào?

8. Giá chim Bồ Câu bao nhiêu tiền?

Giá chim Bồ Câu còn tùy thuộc vào từng giống. Bạn có thể tham khảo khoảng giá dưới đây:

  • Bồ Câu Pháp: 150.000đ
  • Bồ Câu gà lai: 350.000đ
  • Bồ Câu King: 1.000.000đ
  • Bồ Câu gà: 1.000.000đ

Đối với Bồ Câu nuôi lấy thịt giá dao động từ 100.000 – 150.00đ/con. Bạn có thể dễ dàng mua chim Bồ Câu ở các trang trại chim giống, hội nhóm, chợ Tốt… 

Những câu hỏi thường gặp về chim Bồ Câu

Tuổi thọ của chim Bồ Câu bao lâu? Sống được bao lâu?

Bồ Câu khi sinh sống tự nhiên có tuổi thọ từ 4 – 7 năm. Một số loài có tuổi thọ cao khi được chăm sóc tốt trong môi trường nuôi nhốt.

Vì sao Bồ Câu bỏ nuôi con?

Vì do chuồng có nhiều tiếng ồn, không yên tĩnh, mèo chuột tấn công hoặc do chim non bị phó thương hàn, E.Coli.

Nuôi chim Bồ Câu thả rông được không?

Câu trả lời là có, bạn có thể nuôi chim Bồ Câu thả rông và để chúng sống theo bầy đàn.

Chim Bồ Câu có dễ nuôi không?

Giống chim này rất dễ nuôi, thức ăn chính của chim là lúa và cám ngô trộn đều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các loại thuốc bổ và tiêm phòng cho Bồ Câu.

Bồ câu con bao lâu biết ăn?

Bồ câu con thường bắt đầu tự ăn khi chúng được khoảng 10-14 ngày tuổi, tùy thuộc vào loài và điều kiện chăm sóc.

Với những kiến thức bổ ích ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chim Bồ Câu: Đặc điểm, cách nuôi, chăm sóc… Khi đó bạn sẽ có những chú chim đẹp nhất để làm cảnh hoặc gia tăng số lượng chim Câu phục vụ mục đích thương phẩm nhé! 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây