Với bộ lông 5 màu tuyệt đẹp giúp cho loài chim Ngũ Sắc chiếm trọn tình cảm từ những người yêu chim cảnh. Sở hữu một chú chim Ngũ Sắc trong nhà luôn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, trước khi mua chúng, bạn cần hiểu hơn về loài chim này, chúng có những đặc điểm gì, nuôi ra sao, cho ăn gì cũng như mức giá hiện nay là bao nhiêu. Hãy “bỏ túi” những thông tin hữu ích về loài chim Ngũ sắc trong bài viết dưới đây của My Pet nhé!
1. Đặc điểm của chim Ngũ sắc
Chim Ngũ sắc hay còn được gọi là chim tương tư mỏ đỏ được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới. Giống chim này thích hợp sống ở khu vực có khí hậu mát mẻ, ôn hòa như vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam chim Ngũ sắc được tìm thấy tại khu vực Tây Nguyên và Đà Lạt.
Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn nhận biết chim Ngũ sắc:
- Ngoại hình nhỏ và thon giống như chim sẻ.
- Thường sinh sống ở nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều thức ăn.
- Màu lông tùy theo vào môi trường sống, chủ yếu là màu đỏ và vàng.
- Mỗi khu vực trên cơ thể có màu riêng biệt.
- Mỏ có màu vàng hoặc đỏ nổi bật.
Chim Ngũ sắc nếu sinh sống trong môi trường tự nhiên, với đầy đủ thức ăn và nước uống có thời gian sống tới 20 năm. Đối với môi trường nuôi trong lồng giảm còn 10 – 15 năm. Giọng hót của chim Ngũ sắc là vấn đề được nhiều người quan tâm. Loài chim này có giọng hót cao và rất luyến láy được nhiều người yêu thích.
Chim Ngũ sắc thường sinh sản vào khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm. Sau khi giao phối, các cặp đôi chim Ngũ sắc sẽ cùng nhau tập hợp thành đàn cùng làm tổ, đẻ trứng và bảo vệ con. Chim Ngũ sắc thường lựa chọn hốc đá, hang hốc sâu trong núi để làm tổ để tránh thời tiết cũng như thú săn mồi. Mỗi lần chim Ngũ sắc đẻ khoảng 4 – 6 trứng. Trứng chim có màu xanh nhạt và được bố mẹ ấp, sau 15 ngày sẽ nở. Khi nở chim non được bố mẹ nuôi trong tổ khoảng 15 – 20 ngày, chim mọc lông rồi bay đi kiếm ăn, sống độc lập.
2. Cách phân biệt chim Ngũ sắc đực và cái
Cách phân biệt chim Ngũ sắc rất đơn giản, bạn có thể tham khảo hướng dẫn từ My-pet dưới đây:
2.1. Chim Ngũ sắc trống
- Kích thước dài hơn so với con mái.
- Tiếng hót cao, luyến láy và đa dạng hơn.
- Chim Ngũ sắc trống có lông màu đỏ ở hậu môn trong khi con mái không có.
2.2. Chim Ngũ sắc mái
- Có kích thước nhỏ gọn và thon hơn so với chim trống.
- Vùng lông dưới mỏ có màu vàng (con đực có màu đỏ).
- Chim Ngũ sắc mái không có lông đỏ ở hậu môn như con đực.
- Giọng hót trầm, ít luyến láy và không cao.
- Màu sắc không đa dạng và sặc sỡ như chim mái.
3. Thức ăn của chim Ngũ sắc
Bạn đang thắc mắc không biết chim Ngũ sắc ăn gì? Cũng giống như những giống chim nhỏ khác như: Chích chòe, chim sâu… chim Ngũ sắc có sở thích ăn các loại côn trùng, động vật nhỏ như: Sâu bọ ngựa, cào cào, châu chấu, trứng kiến, con nhuộm… Ngoài ra, chim Ngũ sắc còn thích ăn các loại trái cây chín như: Trứng cá, táo, chuối.
Đối với chim Ngũ sắc nuôi trong lồng, bạn nên cho chim ăn cám để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho chim phát triển. Chim nuôi trong lồng cũng cần bổ sung thêm hoa quả để cung cấp vitamin để chim Ngũ sắc có lông mượt và màu sắc đẹp hơn.
Bạn cũng cần quan tâm tới nước uống cho chim, nên cho uống nước sạch, nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó cần vệ sinh máng nước uống sạch sẽ tránh rong rêu và nên thay nước uống thường xuyên cho chim.
4. Cách nuôi chim Ngũ sắc thế nào?
Ngay sau đây My Pet sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chim Ngũ sắc đẹp, hiệu quả nhất khi chơi làm cảnh:
4.1. Chọn chim
Tùy theo nhu cầu nuôi chim Ngũ sắc là gì, mà bạn hãy chọn cho mình chú chim phù hợp. Đối với những bạn chơi làm cảnh, nên chọn chim có màu sắc đẹp, nổi bật. Nếu nuôi chim hót nên chọn những con hay hót, xung và có giọng hót hay. Tóm lại bạn nên chọn những chú chim Ngũ sắc đực, khỏe mạnh, hoạt bát, nhanh nhẹn, hay hót, màu sắc nổi bật và không bị tật lỗi. Khi đó sẽ giúp bạn nuôi chim phát triển tốt và có hiệu quả như ý muốn.
4.2. Lồng nuôi
Bạn chỉ cần chọn lồng có kích thước vừa phải, nhưng cần đảm bảo có không gian cho chim thoải mái bay nhảy, vận động. Trong lồng cần có đầy đủ thiết bị như: Máng nước, máng ăn, máng nước cho chim tắm và cây cho chim đậu. Nên treo lồng chim ở vị trí thoáng mát, cần tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, tốt nhất nên treo lồng chim ở dưới tán cây. Bên cạnh đó cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lồng chim, sả sạch phần dưới đáy chuồng để tránh vi khuẩn gây bệnh.
4.3. Cách tắm
Bạn nên thường xuyên tắm cho chim 2 – 3 lần/tuần để lông mượt và sạch vi khuẩn gây bệnh. Để tắm cho chim bạn chuẩn bị máng nước lớn cho chim thoải mái vùng vẫy tắm. Vào mùa hè nên tắm cho chim vào buổi sáng tầm 8 – 9h, đối với mùa đông nên tắm muộn hơn tầm 10 – 12h và sau khi tắm xong cho chim ra ngoài trời nắng để khô lông. Bên cạnh tắm nước, bạn cũng nên cho chim Ngũ sắc tắm nắng vào buổi sáng 30 – 60 phút giúp hấp thụ vitamin D, như vậy lông chim sẽ mượt hơn.
4.4. Giữ ấm
Ở môi trường nuôi trong lồng, khu vực miền Bắc có nhiệt độ thấp nền nhiệt dao động từ 8 – 15 độ C. Vì vậy khi nuôi chim Ngũ sắc bạn nên giữ ấm cho chim bằng cách dùng vải hoặc áo để chùm lại. Hoặc có thể bật đèn sưởi để duy trì nhiệt độ cho chim tránh tình trạng để chim quá lạnh sẽ khiến chim ủ rũ và xù lông.
4.5. Phòng bệnh
Chăm sóc chim Ngũ sắc bạn cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chim. Các bệnh thường gặp ở chim Ngũ sắc phải kể tới: Bọ chét, nấm da, lở loét, tiêu chảy, bệnh về đường ruột… Để phòng tránh bệnh cho chim Ngũ sắc trong quá trình nuôi dưỡng bạn cần lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng định kỳ để loại bỏ vi khuẩn bám trong lồng gây bệnh.
- Cho chim ăn thức ăn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.
- Thường xuyên tắm cho chim theo từng mùa và cần đảm bảo nước phải sạch.
- Nên cho chim phơi nắng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn bám ở lông.
- Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và các loại khoáng chất để tăng cường sức khỏe cũng như đề kháng cho chim.
Tìm hiểu thêm về các loài chim khác:
- chim hút mật ăn gì
- cách nuôi chim sâm cầm
- vẹt ringneck giá bao nhiêu
- thức ăn chim huýt cô
- chim tu hú có đặc điểm gì
5. Cách luyện giọng hót hay cho chim Ngũ sắc
5.1. Cho chim bắt trước âm thanh lạ
Nên cho chim nghe những âm thanh lạ để chim học cách hót theo, đây cũng là cách luyện giọng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Có thể cho chim nghe video tiếng con chim khác hót để chim học theo.
5.2. Cho chim bắt chước những loài chim khác hót
Đây là cách được nhiều người áp dụng khi luyện giọng cho chim Ngũ sắc. Có thể cho chim tham gia các câu lạc bộ, treo hai lồng chim cạnh nhau để làm giàu giọng hót. Bên cạnh đó bạn có thể treo chung với lồng của những con chim khác để bắt chước giọng nhau.
5.3. Luyện giọng qua dụng cụ
Cách luyện giọng hót này của chim được áp dụng từ thời xa xưa của những người nuôi chim ở châu Âu. Họ sử dụng các loại dụng cụ như: Kèn, sáo, đàn, thổi cho chim bắt chước giọng hót. Về sau người ta thu giọng hót của nhạc cụ vào đĩa và băng nhạc để ghi lại giọng hót của chim, sau đó mở hàng ngày cho chim hót theo.
Tóm lại cách huấn luyện giọng hót cho chim còn tùy theo vào cách đào tạo của bạn. Vì vậy để có chú chim Ngũ sắc hót hay bạn hãy kiên trì áp dụng những cách trên để luyện giọng cho chim mỗi ngày nhé.
6. Giá chim Ngũ sắc bao nhiêu tiền 1 con?
Chim Ngũ sắc bao nhiêu tiền? Giá chim Ngũ sắc khá rẻ, lại dễ mua, vì giống chim này ở nước ta khá nhiều và phong phú. Giá còn tùy theo vào giọng hót, màu sắc, chim đực hay cái, vóc dáng của chim. Giá 1 con chim Ngũ sắc dao đồng từ 250.000đ – 350.000đ/con đối với chim đực. Đối với chim mái thì giá rẻ hơn, từ 50.000đ – 100.000đ/con. Đối với một số con chim Ngũ sắc đột biến giá có thể lên tới vài chục triệu đồng.
Nếu bạn mua chim non mới nở khoảng 7 – 10 ngày, giá dao động từ 50.000đ – 60.000đ/con. Tuy nhiên khi nuôi chim non bạn cần chú ý tới chăm só cẩn thận thì chim mới phát triển tốt được.
7. Mua chim Ngũ sắc ở đâu uy tín?
Bạn có thể dễ dàng mua chim Ngũ sắc tại các cửa hàng chuyên bán chim cảnh trên toàn quốc. Hoặc bạn có thể mua chim trên các diễn đàn chuyên về chim cảnh trên Facebook, chợ tốt. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu để chọn được đúng chú chim Ngũ sắc đẹp và phát triển tốt.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được những thông tin về chim Ngũ sắc, qua đó sẽ giúp bạn chăm sóc chim đẹp và hót hay nhất để thư giãn mỗi ngày.