Bỗng một ngày, chú chó yêu quý của bạn có dấu hiệu lạ về sức khỏe, chó bị nôn và đi ngoài ra máu mà bạn không biết xoay sở làm sao? Đừng lo, hãy đọc bài viết này ngày để luôn sẵn sàng trong mọi tình huống nhé. Bạn sẽ biết nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh để giúp thú cưng khỏe mạnh hơn.
1. Nguyên nhân chó bị nôn và đi ngoài ra máu
Hiện tượng chó bị nôn và đi ngoài ra máu có nguyên nhân từ đâu? Rất có thể cún cưng nhà bạn đã ăn phải đồ ăn bị ôi thiu, khiến chúng bị viêm nhiễm đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Với tình huống này, chó sẽ hay bị đi ngoài ra máu và bị nôn.
Một nguyên nhân khác nữa là do chó bị viêm ruột cấp tính. Căn bệnh này được các nhà khoa học gọi là Parvo, do virus cùng tên gây ra. Thật đáng tiếc vì cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Do đó, khi chú chó nhà mình bị thở gấp, đi ngoài ra máu, nôn mửa, sức khỏe yếu và tim đập nhanh hơn bình thường, bạn hãy cho chúng đi khám. Chúng có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Có 1 nguyên nhân nữa gây ra hiện tượng chó bị nôn và đi ngoài ra máu, đó là bệnh kiết lỵ. Với trường hợp này, chú chó của bạn có thể xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, đi ngoài ra máu, nôn mửa,….
Một số nguyên nhân khác gây ra triệu chứng chó bị nôn và đi ngoài ra máu:
– Do chó nhà bạn ăn phải đồ ăn có chất độc như bả chuột,…
– Do chúng bị bệnh từ ký sinh trùng làm nhiễm khuẩn đường ruột
– Do chó mắc phải bệnh truyền nhiễm
– Bị nhiễm giun tròn, đặc biệt là khi chó mới được vài tháng tuổi
– Rối loạn tiêu hóa
2. Biểu hiện của chó khi đi ngoài ra máu, nôn kèm bỏ ăn
Khi chó bị nôn và đi ngoài ra máu, chúng sẽ sớm có biểu hiện để bạn nhận biết. Bạn sẽ thấy khuôn mặt của chúng trở nên buồn bã đáng thương. Sau đó là hiện tượng bỏ ăn thường xuyên trong vài ngày. Bạn cũng sẽ thấy chúng di chuyển chậm chạp, sức khỏe yếu và hô hấp khó khăn. Đặc biệt là khi ăn vào thì sẽ nôn mửa.
Tình trạng của chúng sẽ nặng dần và tần suất nôn cũng tăng cao. Hơn nữa khi đi ngoài thì phân của bé cún sẽ có dạng lỏng,mùi khó chịu. Đặc biệt, đến ngày thứ 3, chúng sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, khuôn mặt rất đáng thương và gần như không có sức di chuyển. Cơ thể của chúng dễ bị nóng sốt và vùng mỏm có rất nhiều de bò xung quanh.
Tìm hiểu thêm:
- chó bị tiêu chảy màu vàng
- chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy
- cách chữa bệnh chó đi ngoài ra máu
- Chó nôn ói ra máu: nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
3. Cách điều trị chó bị nôn và đi ngoài ra máu
Khi chó bị nôn và đi ngoài ra máu, bạn có thể cho chúng ngừng ăn khoảng 12 đến 24 tiếng. Sau đó bạn nấu cháo loãng với muối cho chúng ăn. Chú ý là không được để chó bị bệnh ăn/ uống sữa, thịt, cá, ….Bên cạnh đó, bạn nên mua thêm Oresol cho chúng uống. Đây là chất bù nước giúp cơ thể chó không bị suy kiệt khi thường xuyên nôn mửa. Một gói Oresol nên pha với nước nguội và cho chúng uống trong một ngày.
Nếu chó cưng của bạn không uống được thì bạn dùng ống tiêm để bơm nước vào miệng chúng. Hãy cung cấp cả vitamin C cho chúng và để chó nằm ở vị trí yên tĩnh, không quá nhiều tiếng động.
Nếu đã thử những cách trên nhưng không có hiệu quả thì bạn nhất định phải đưa chúng đến cơ sở thú ý để được thăm khám đàng hoàng. Đặc biệt là khi dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn. Đừng bao giờ chủ quan khi chó bị nôn và đi ngoài ra máu nhé.
4. Những phương pháp chữa chó đi ngoài ra máu và nôn
Có nhiều cách điều trị chó bị nôn và đi ngoài ra máu. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể cho chó sử dụng các loại thuốc dân gian hoặc thuốc tây.
4.1. Điều trị chó đi ngoài ra máu theo phương pháp dân gian
Nếu chó mắc bệnh Parvo, bạn tìm cây nhọ nồi, bỏ phần rễ, chỉ giữ lại phần ngọn và lá già. Ngoài ra, bạn có thể dùng cây lược vàng, lấy 3 – 4 lá. Sau đó giã nát vắt lấy nước cho chó uống 2- 3 lần/ngày sẽ khỏi.
4.2. Điều trị chó đi ngoài ra máu và nôn bằng thuốc tây
Bên cạnh những bài thuốc dân gian ở trên, khi chó đi ngoài ra máu và nôn, bạn có thể tìm mua 2 loại thuốc Tylosin và Colistin ở quầy thuốc tây để tiêm cho chó. Ngoài ra, bạn có thể giã nát, pha thêm một chút nước và bơm vào miệng chó bằng ống tiêm.
Nếu như sau khi cho uống thuốc mà qua ngày hôm sau tình trạng của chó vẫn không khá hơn, bạn nên nhanh chóng đưa chúng đến phòng khám thú y để thăm khám và điều trị kịp thời cho chúng.
Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc và xử lý đúng cách khi chó bị nôn và đi ngoài ra máu. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé.