Kỳ Nhông: Đặc điểm, Các loại, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

Kỳ nhông là loài bò sát quen thuộc được nhiều người chọn nuôi làm cảnh hiện nay. Nếu bạn đang có ý định nuôi loài bò sát này, thì hãy cùng Mypet tìm hiểu đặc điểm nhận biết, phân loại, cách nuôi và giá kỳ nhông qua bài viết sau. 

Tìm hiểu chung về kỳ nhông 

Kỳ nhông còn được gọi là là nhông cát có tập tính sống giống với tắc kè. Để hiểu rõ hơn về kỳ nhông, bạn cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc, môi trường sống, khả năng sinh sản và đặc điểm ngoại hình của loài bò sát này dưới đây: 

Môi trường sống của kỳ nhông 

Kỳ nhông tiếng Anh là Leiolepis. Kỳ nhông cảnh sống ở khu vực Đông Nam Á, phân bố chủ yếu tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Loài bò sát này cũng được tìm thấy tại khu vực Nam Mỹ. Môi trường sống của kỳ nhông có khí hậu ấm áp và nhiệt độ cao. Kỳ nhông không có khả năng điều hoà cơ thể, do đó chúng không thể sinh sống được ở nhiệt độ thấp. 

Đặc điểm nhận biết kỳ nhông cảnh 

– Kỳ nhông có đặc điểm giống tắc kè, rắn mối hoặc con nhông. 

– Những con trưởng thành có kích thước từ 30 đến 60cm gồm cả đuôi.

– Đầu của kỳ nhông có hình tam giác và khá lớn so với thân hình. 

– Trên đầu của kỳ nhông có hốc to đây chính là tai của chúng. 

– Trán của kỳ nhông có hốc xương lớn, mõm to, hàm mạnh và lưỡi có màu cam. 

– Da kỳ nhông rất cứng và có nhiều lớp vảy xếp chồng lên nhau. 

– Trên sống lưng của kỳ nhông có những dãy gai nhọn nổi lên, vì vậy nhìn chúng rất hung dữ. 

Tập tính sinh sản của kỳ nhông 

Khi nuôi kỳ nhông bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về tập tính sinh sản của loài bò sát này. Mùa hè là thời gian sinh sản của kỳ nhông, vì có nhiệt độ cao thích hợp để trứng nở nhanh và con sau khi nở phát triển tốt. Thông thường khi kỳ nhông được khoảng 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu sinh sản và chúng có tốc độ đẻ rất nhanh. Thời gian mang thai khoảng 10 ngày và mỗi lần đẻ từ 4 – 5 trứng. 

Trứng kỳ nhông sau khi đẻ sẽ vùi dưới đất để tránh bị chết khô. Kỳ nhông con sau khi nở sẽ tự độc lập sinh tồn và tìm kiếm thức ăn. Nếu sống trong môi trường nuôi nhốt kỳ nhông được khoảng 8 đến 10 tháng sẽ được xuất bán. 

Phân loại các giống kỳ nhông hiện nay 

Trên thế giới có nhiều loại kỳ nhông khác nhau, dưới đây là các loại phổ biến nhất mà bạn có thể tìm hiểu: 

Kỳ nhông xanh (cự đà xanh) 

Kỳ nhông xanh hay còn được gọi là cự đà xanh, rồng Nam Mỹ. Loài kỳ nhông này có màu xanh toàn thân rất nổi bật và đặc biệt là gai nhọn, dài ở sống lưng. Kỳ nhông xanh có kích thước lớn, đối với những con trưởng thành có thể dài tới 150 đến 200 cm và nặng tới 10kg. Mặc dù có thân hình lớn nhưng kỳ nhông xanh rất hiền và gần gũi với con người nên được ưa chuộng nuôi làm cảnh. 

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)

Kỳ nhông Mexico là loài đặc biệt nhất trong các giống kỳ nhông vì sống ở dưới nước. Loài kỳ nhông này có thân hình khá nhỏ khoảng 10 – 15cm và chỉ nặng khoảng vài trăm gram mà thôi. Nguồn gốc của Axolotl có từ Mexico và là loài quý hiếm. Đặc biệt nổi bật của kỳ nhông Mexico đó là có sừng ở trên đầu và thường được nuôi cùng với những loài cá khác trong bể thuỷ sinh. 

Kỳ nhông cát (dông đất)

Kỳ nhông cát còn được gọi là dông đất sống ở dưới đất và có tập tính đào hang. Dông đất có kích thước khá nhỏ, những con trưởng thành có kích thước khoảng 10 đến 20cm và nặng khoảng 200 – 300g. Kỳ nhông cát thường sống ở khu vực miền Trung của Việt Nam và được chế biến thành nhiều món ăn ngon. 

Kỳ nhông lửa

Kỳ nhông lửa sống ở các vách đá, đồi núi tại Châu Âu và chúng có tập tính tìm kiếm thức ăn vào buổi tối. Đây là giống kỳ nhông có tuổi thọ cao nhất trong các loài bò sát và nổi bật với màu vàng, cam và đỏ trên thân. Kỳ nhông lửa có trọng lượng khoảng 50 – 70g và dài từ 10 – 20cm. Thức ăn chính của kỳ nhông lửa là nhện, bướm, giun, châu chấu, cào cào… 

Kỳ nhông biển

Kỳ nhông biển ưa sống ở vùng có đá, sỏi, cát và chủ yếu được tìm thấy tại khu vực rừng ngập mặn ở Ecuador. Kỳ nhông biển có kích thước khá lớn khoảng 1,5m. Loài kỳ nhông này có da màu nâu đen hoặc đen giúp hấp thụ nhiệt tốt, vì vậy chúng có thể thay đổi được nhiều màu sắc. 

Cách nuôi kỳ nhông hiệu quả nhất 

Để có cách nuôi kỳ nhông hiệu quả bạn cần nắm rõ cách chọn giống, chuồng trại, thức ăn và cách chăm sóc đúng cách. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây: 

Cách chọn giống kỳ nhông

Đầu tiên là lựa chọn giống kỳ nhông khoẻ mạnh, nên ưu tiên những con không bị dị tật, thân không bị trầy xước và vận động lanh lợi. Nếu nuôi với số lượng nhiều nên đảm bảo tỷ lệ 7 cái và 3 đực. Không nên nuôi với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng tới diện tích không gian cũng như chăm sóc.  

Chuẩn bị chuồng nuôi kỳ nhông 

Khi bố trí chuồng nuôi kỳ nhông bạn nên chọn vị trí đất phù hợp và dùng tấm tôn để chôn sâu bên dưới đất khoảng 0,5 đến 0,7m. Khi đảm bảo được điều này bạn sẽ không lo kỳ nhông chui ra ngoài hang và có thể dùng dây ghép các tấm tôn lại với nhau. 

Trong chuồng nuôi kỳ nhông cũng cần có cây xanh để tạo môi trường thoáng mát giúp kỳ nhông phát triển tốt nhất. Ngoài ra, trong chuồng cần có máng nước và gạch, tôn cho chúng ẩn trú.  

Thức ăn của kỳ nhông 

Kỳ nhông ăn gì? Thức ăn của kỳ nhông chủ yếu là các loại thực vật như chồi cây, cỏ non hay cây xương rồng. Bạn cũng có thể cho kỳ nhông ăn các loại rau như: Rau cải, rau lang, trái cây, cà chua… Ngoài ra, kỳ nhông cũng có thể ăn được các loại bướm, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn. 

Đối với môi trường nuôi nhốt bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho kỳ nhông phát triển. Có thể trộn cám gạo với bí đỏ hoặc nõn chuối, ngâm lạc với nước cho kỳ nhông ăn. 

Cách chăm sóc kỳ nhông

Cách chăm sóc kỳ nhông rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Khi nuôi kỳ nhông bạn chỉ cần đảm bảo chuồng trại thật chắc chắn để chúng không bò ra ngoài. Bên cạnh đó nên cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Có thể thiết lập chế độ ăn uống theo những khung giờ nhất định trong ngày.

Trong quá trình nuôi kỳ nhông bạn cũng nên chú ý dọn dẹp chuồng trại thật sạch sẽ và đảm bảo môi trường sống thoải mái. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra xem ánh nắng mặt trời có quá gắt không, kỳ nhông có bị mắc kẹt trong chuồng hay không và có cách xử lý kịp thời. 

Trong quá trình nuôi kỳ nhông thường mắc các bệnh như: 

– Mắt khô: Nguyên nhân gây bệnh là do bị nhiễm trùng và trong trường hợp này bạn nên đưa thú cưng đi khám để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

– Khó tiêu: Dấu hiệu nhận biết là kỳ nhông đi thải có phân không bình thường hoặc dính máu ở hậu môn. Cách điều trị là tách đàn riêng và kết hợp cho kỳ nhông uống nước ấm, xoa bụng.

– Tê liệt: Bệnh thường gặp do kỳ nhông ăn phải thức ăn có trọng lượng quá lớn dẫn tới chèn ép cột sống. Cần lưu ý cắt nhỏ thức ăn trước khi cho kỳ nhông ăn và không nên ăn các loại thức ăn cứng. 

Kỳ nhông có giá bao nhiêu tiền? 

Giá kỳ nhông cảnh bao nhiêu tiền? Giá kỳ nhông còn tuỳ theo vào kích thước, ngoại hình, giống, trọng lượng… Cùng tham khảo giá của một số giống kỳ nhông dưới đây: 

– Kỳ nhông xanh: Giá dao động từ 700.000 – 1.000.000đ/con nhỏ. Đối với con trưởng thành giá từ 1,5 – 5 triệu đồng/con.

– Kỳ nhông nước: Có giá từ 500.000 – 3.000.000đ/con. 

– Kỳ nhông Mexico: Giá dao động từ 170.000đ – 250.000đ/con. 

Đó là giá kỳ nhông cảnh, đối với kỳ nhông nuôi thương phẩm có giá dao động khoảng 400.000 đến 500.000đ/kg.  

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi kỳ nhông

Kỳ nhông có độc không?

Kỳ nhông là loài có tuyến nọc độc nhưng bị teo và chỉ có một lượng nọc độc rất nhỏ không gây ảnh hưởng gì tới con người. 

Kỳ nhông có đổi màu không?

Kỳ nhông là loài có thể thay đổi màu da tùy theo vào môi trường sinh tồn và tâm trạng. Kỳ nhông có thể thay đổi màu da từ xanh sang xám hoặc màu đen. 

Kỳ nhông cắn có độc không?

Vết thương do kỳ nhông cắn có thể gây thương tích đối với vị trí cắn và cần đi khám khi bị kỳ nhông tấn công. 

Kỳ nhông nhịn ăn được bao lâu?

Kỳ nhông có khả năng nhịn ăn rất tốt, chúng có thể không ăn khoảng vài ngày cho tới vài tuần mà không bị đói, vẫn khoẻ mạnh. Đối với môi trường nuôi nhốt thì lại khác, chúng cần được cung cấp đầy đủ bữa ăn hàng ngày để đảm bảo sự phát triển bình thường và sinh sản tốt. 

Mypet hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống kỳ nhông và có cách nuôi hiệu quả nhất. Đừng quên sở hữu cho mình một chú kỳ nhông đẹp để nuôi làm cảnh nhé! 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây