Thằn Lằn Da Báo: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu?

Thằn lằn da báo có màu da đặc biệt được nhiều nhiều người yêu thích nuôi làm cảnh hiện nay. Bạn đang thắc mắc không biết thằn lằn da báo có đặc điểm nhận biết như thế nào? Làm thế nào để nuôi thằn lằn da báo hiệu quả, cho ăn gì và giá thành bao nhiêu tiền? Cùng Mypet đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau.  

Nguồn gốc của thằn lằn da báo 

Thằn lằn da báo còn có tên gọi là thằn lằn báo đốm, họ tắc kè và thuộc lớp bò sát. Tên khoa học của thằn lằn da báo là Eublepharis Macularius và tên tiếng Anh là Leopard Gecko. Loài bò sát này có nguồn gốc từ Pakistan, Ấn Độ và khu vực Afghanistan. 

Loài thằn lằn da báo thường hoạt động về đêm và sống trên mặt đất với tập tính leo trèo. Vào năm 1970 con thằn lằn da báo đầu tiên được nhân giống ở Mỹ, sau đó được mở rộng với quy mô lớn và nhiều màu sắc. Với hình dáng và màu sắc đặc biệt, thằn lằn da báo được nhiều người ưa chuộng nuôi hiện nay. 

Đặc điểm nhận biết thằn lằn da báo 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết thằn lằn da báo dựa vào những đặc điểm dưới đây: 

– Kích thước của thằn lằn da báo khá nhỏ, nhưng có màu sắc rất nổi bật. Những con trưởng thành có chiều dài khoảng 18 đến 29cm. Trọng lượng khoảng 50 – 70g. Thông thường con đực sẽ có kích thước lớn hơn so với con cái. 

– Đặc điểm nổi bật và khác biệt lớn nhất của thằn lằn da báo đó chính là, không có miếng đệm ở bàn chân như những loài khác. Thằn lằn da báo có móng vuốt ở chân giúp chúng bám chắc vào cây. 

– Mí mắt của thằn lằn da báo có thể chớp mắt, cử động và nhắm lại khi ngủ. 

– Nếu để ý bạn sẽ thấy thằn lằn da báo có phần đuôi rất mập và dài, màu sắc nổi bật. Đặc biệt đuôi của thằn lằn da báo sẽ bị rụng trong một số trường hợp và mọc lại sau đó. 

– Da thằn lằn da báo có màu sắc sặc sỡ với nhiều đốm nhìn giống với con báo và khá sần sùi. Đây cũng là lý do vì sao loài thằn lằn này được gọi là thằn lằn da báo. 

Môi trường sống và tập tính của thằn lằn da báo 

Môi trường sống của thằn lằn da báo chủ yếu ở khu vực của nhiều đá, sa mạc hoặc cánh đồng cỏ khô. Loài bò sát này có tập tình sống được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, vào ban ngày chúng thường sống trong bóng râm. Thông thường thằn lằn da báo sẽ lột da và ăn da để không bị kẻ thù tấn công cũng như tiết kiệm được năng lượng cho cơ thể. Mặc dù là loài sống ở mặt đất nhưng thằn lằn da báo lại có móng vuốt, với đặc điểm này giúp chúng thuận tiện trong việc di chuyển, leo trèo. 

Thằn lằn da báo là loài có tính cách khá đơn độc, chúng rất ít khi sống chung với những con khác. Trong môi trường tự nhiên, thằn lằn da báo sống dưới mặt đất và có tập tính đào hang trú ẩn. Đây là loài bò sát hoạt động về đêm và rất ít khi chúng di chuyển ra ngoài. Thằn lằn da báo là loài có tuổi thọ cao nhất trong các loài bò sát, trung bình chúng có thể sống tới 10 hoặc 20 năm tùy theo từng môi trường sống. Kể cả trong môi trường nuôi nhốt chúng cũng có tuổi thọ như ở ngoài tự nhiên.  

Cách nuôi thằn lằn da báo đúng kỹ thuật 

Với hướng dẫn cách nuôi thằn lằn da báo đơn giản và đúng kỹ thuật dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nuôi loài bò sát này phát triển tốt nhất. 

Chọn giống thằn lằn da báo 

Đầu tiên là chọn giống thằn lằn da báo bạn có thể lựa chọn tại các cửa hàng chuyên về thú cưng hoặc trại giống bán bò sát. Tốt nhất nên chọn mua những con có màu sắc đẹp tươi sáng và nổi bật, vận động nhanh nhẹn và không bị dị tật. 

Tùy theo sở thích mà bạn có thể nuôi thằn lằn da báo con nhỏ hoặc trưởng thành. Lời khuyên là, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất nên mua con trưởng thành. Vì nếu nuôi con nhỏ sẽ rất mất thời gian nuôi và chăm sóc, nếu không biết cách nuôi thằn lằn sẽ bị chết.  

Lồng nuôi thằn lằn da báo 

Bạn có thể nuôi thằn lằn da báo trong lồng hoặc bể nuôi tùy theo sở thích. Cùng tham khảo cách nuôi dưới đây: 

– Nuôi thằn lằn da báo trong bể 

Để nuôi thằn lằn da báo trong bể bạn cần chuẩn bị bể có dung tích khoảng 50 – 90 lít và có thể nuôi được 1 đến 2 con. Nếu nuôi thằn lằn da báo trong bể bạn cần dọn dẹp thức ăn thừa và phân sạch sẽ hàng ngày để tránh gây bệnh. 

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi nuôi thằn lằn trong bể gồm: Máng đựng thức ăn, máng nước và nên dùng loại dạng treo để tránh rơi vương vãi. Bên cạnh đó bạn cũng nên bố trí riêng khu vực cho thằn lằn phơi nắng, cùng cây, đá cho chúng leo trèo giống như môi trường tự nhiên. 

– Nuôi thằn lằn da báo trong lồng 

Trong trường hợp không có bể, bạn cũng có thể nuôi trong thùng gỗ hoặc thùng xốp. Cần đảm bảo được thùng có chiều cao khoảng 30 đến 40cm là phù hợp. Bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ ăn uống trong chuồng gồm: Máng ăn, máng uống nước, cây, tảng đá… 

Thiết kế môi trường sống cho thằn lằn da báo 

Để thằn lằn da báo phát triển tốt bạn cũng cần chuẩn bị nhiệt độ, môi trường và độ ẩm phù hợp. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây: 

– Đèn sưởi có công suất để điều chỉnh nhiệt độ lồng nuôi thằn lằn. Vì loài thằn lằn da báo ưa sống ở môi trường nhiệt độ cao khoảng 28 đến 32 độ C. Đối với nhiệt độ quanh lồng khoảng 23 – 25 độ C là phù hợp. 

– Đảm bảo được thời gian chiếu đèn từ 12 đến 15 tiếng mỗi ngày. 

– Nên bố trí thêm cát, đá, sỏi ở dưới lồng để tạo môi trường sống tự nhiên cho thằn lằn. 

Phòng bệnh khi nuôi thằn lằn da báo

Khi nuôi thằn lằn da báo bạn cũng nên chú ý trong việc chăm sóc để tránh mắc các bệnh về sức khỏe, thường gặp nhất là bệnh về đuôi que. Nguyên nhân gây bệnh do do nhiễm vi khuẩn ở đường tiêu hoá. 

Nếu thằn lằn da báo bị bệnh và không được điều trị kịp thời sẽ bỏ ăn, hoạt động kém và bị tiêu chảy. Hoặc thậm chí sẽ lây bệnh cho các con khác trong đàn. Vì vậy cần chú ý thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh chuồng cho thằn lằn da báo được sạch sẽ.  

Ngoài ra, cũng nên tách riêng những con thằn lằn da báo bị bệnh sang chuồng khác để tránh lây bệnh. Trong thời gian bị bệnh thằn lằn sẽ ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì loài bò sát này có thể nhịn ăn được tới vài ngày hoặc thậm chí là cả tuần. 

Thức ăn của thằn lằn da báo là gì?

Thức ăn của thằn lằn da báo là các loại côn trùng như: Kiến, mối, bướm, ruồi… Nhưng khi nuôi nhốt bạn có thể đa dạng nhiều loại thức ăn cho thằn lằn phát triển. Thằn lằn da báo là loài săn mồi chủ yếu về đêm, do đó vào ban ngày chúng sẽ dành thời gian để nghỉ ngơi. 

Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi thằn lằn da báo đó là, không được cho ăn thức ăn của người vì sẽ dễ mắc các bệnh có liên quan tới đường tiêu hoá. Bạn có thể cho thằn lằn da báo ăn các loại: Gián, sâu, dế, cào cào, châu chấu… 

Về số lượng thức ăn khi nuôi thằn lằn da báo phải phụ thuộc vào từng giai đoạn. Cụ thể: 

– Giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi: Chỉ nên cho thằn lằn ăn 1 đến 2 con cào cào, dế hoặc dán mỗi ngày. 

– Giai đoạn từ 4 đến 8 tháng tuổi: Nên cho ăn 3 đến 4 con cào cào, châu chấu hoặc dế. 

– Khi thằn lằn được trên 8 tháng tuổi: Cho ăn với tần suất cách ngày 1 lần và mỗi lần khoảng 4 đến 5 con cào cào, dế, châu chấu. 

Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng cho thằn lằn da báo như: Khoáng chất, vitamin các loại. Hoặc có thể đổ bột lên khay hoặc nắp lồng, khi đó thằn lằn sẽ tự động bò tới để ăn. 

Giá thằn lằn da báo bao nhiêu tiền?

Thằn lằn da báo rất được ưa chuộng ở nước ta để nuôi làm thú cưng, vì vậy giá của loài bò sát này bao nhiêu luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thị trường hiện nay giá thằn lằn da báo dao động khoảng 500.000 đến 2 triệu đồng mỗi con. Tuỳ theo vào màu, sắc độ tuổi và kích thước mà giá thằn lằn da báo cũng có sự khác nhau. 

Lưu ý là bạn không nên tham rẻ mua loại thằn lằn giá rẻ, vì trong quá trình nuôi sẽ gặp các vấn đề về bệnh, sức khỏe và ăn kém. 

Về địa chỉ mua thằn lằn da báo bạn có thể mua trên các hội nhóm trên mạng xã hội, cửa hàng bán bò sát cảnh… Điều quan trọng là cần tìm hiểu để chọn được cho mình địa chỉ mua thằn lằn da báo uy tín cũng như học hỏi kinh nghiệm nuôi, chăm sóc. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, cách nuôi, giá thành của thằn lằn da báo. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài bò sát này và có cách chăm sóc cũng như nuôi một cách hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây