Mèo bị nôn ói do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể do mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị mèo bị nôn như thế nào hiệu quả nhất? cùng my-pet.vn đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân mèo bị nôn ói là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân mèo bị nôn ói, dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất:
- Do thay đổi chế độ ăn khiến mèo không thích nghi kịp
- Bụng kém
- Mèo ăn phải dị vật
- Mèo bị nôn ói do ăn quá nhanh hoặc ăn quá nhiều
- Ăn phải đồ ăn bị độc hại hay ôi thiu
- Mèo liếm phải thuốc trị ve gây ngộ độc
- Nguyên nhân do mèo bị say xe
- Do dị ứng
- Một số trường hợp mèo bị ói do mắc bệnh búi lông và nôn ra dịch vàng kèm theo đồ ăn hoặc lông
- Mèo bị rối loạn tiêu hóa
- Mắc các bệnh tiểu đường, ung thư, suy gan hoặc những bệnh nhiễm trùng
Nếu thấy mèo sau khi nôn nhưng vẫn có sức khỏe bình thường, thì rất có thể do mắc phải bệnh búi lông. Trong trường hợp mèo bị ói nhiều và ăn kém hoặc ít vận động thì cần đưa đi khám thú y càng sớm càng tốt.
2. Các triệu chứng thường gặp khi mèo nôn ói
Khi mèo bị nôn sẽ thường kèm theo các triệu chứng như:
- Nhai hoặc liếm nhiều hơn thường ngày vì thèm ăn
- Chảy nhiều nước dãi
- Mèo có thể bỏ ăn vì chán ăn
Trong trường hợp mèo nôn ói nhiều do mắc bệnh nguy hiểm và cần đi khám thú y sớm là: Sụt cân nhanh, kém vận động, mất nước, bỏ ăn, xuất hiện có màu trong bãi nôn và tiêu chảy do vấn đề về đường tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm:
- triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo
- mèo ngủ nhiều biếng ăn
- chân mèo bị sưng mủ
- mèo bị gãy chân có tự lành được không
- cách chăm sóc mèo con mất mẹ
3. Hướng dẫn cách chẩn đoán bệnh khi mèo bị nôn
Để xác định được mèo bị ói do mắc phải bệnh gì, thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Nên kiểm tra xung quanh nhà xem mèo có ăn phải thức ăn nào lạ không. Đặc biệt, nên kiểm tra xem phân hoặc nước tiểu của mèo có bình thường không, có bị đi ngoài hay không.
- Dùng tay ấn nhẹ nhàng vào bụng của mèo xem chúng có bị đau hoặc có to hơn bình thường không.
- Khi đi khám bác sĩ thú y sẽ kiểm tra trực tràng của mèo hoặc ruột già để chẩn đoán xem có phải do bệnh tiêu chảy hay táo bón không.
- Có thể kiểm tra miệng của mèo xem có triệu chứng sâu răng, nhiễm trùng hay gặp tổn thương nào không.
- Tiến hành đo nhịp tim, nhịp thở và đo nhiệt độ xem có phải mèo đang bị sốt không.
- Kiểm tra thông tin về ăn uống, các bệnh lý trước đó và lịch sử tiêm chủng cho mèo.
- Trong một số trường hợp mèo bị nôn ói cần thực hiện các xét nghiệm gồm: Sinh hóa huyết thanh, công thức máu hoàn chỉnh, xét nghiệm tuyến giáp để kiểm tra xem có phải nhiễm trùng gan, thiếu máu, suy thận, tiểu đường hay cường giáp không.
- Tiến hành chụp X-quang hoặc nội soi hệ tiết niệu để kiểm tra hệ tiêu hóa, thận, gan hoặc dị vật gây tắc nghẽn.
4. Cách chữa mèo bị nôn ói tại nhà hiệu quả
Vậy bạn đã biết cách chữa mèo bị nôn ói tại nhà như thế nào là hiệu quả chưa?
4.1. Điều trị y khoa
Khi tiến hành điều trị theo y khoa bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
- Nếu nguyên nhân mèo bị ói do chế độ ăn uống hoặc do tiêu hóa, dị ứng với thức ăn, ăn quá nhiều… => Cần loại bỏ những chất này khỏi chế độ ăn uống của mèo là được.
- Nếu mèo bị nôn do ăn quá nhanh hay quá nhiều => giảm khẩu phần ăn
- Tiến hành tiêm thuốc hoặc truyền dịch kết hợp với đi thăm khám thường xuyên để khắc phục tình trạng nôn trớ ở mèo.
- Sử dụng thuốc đặc trị nôn cho mèo có chứa thành phần Maropitant.
- Cho mèo ở viện thú y để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy và đau bụng.
- Tiến hành truyền tĩnh mạch bằng điện giải để khử nước và tiến hành theo dõi mèo trong vòng 24 tiếng bằng thuốc.
4.2. Chữa mèo nôn ói tại nhà
Chữa mèo nôn ói tại nhà bạn có thể thực hiện như sau:
- Lựa chọn thực phẩm mềm cho mèo ăn như: Phô mai ít mèo, khoai tây, cơm nát, thịt gà không da giúp cung cấp protein và tinh bột, tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết cho mèo.
- Nên cho mèo uống nước theo từng đợt, mỗi lần cách nhau khoảng 20 – 30 phút và tiến hành uống trong vòng 3 – 4 tiếng. Lưu ý chỉ nên cho mèo uống ít nước và nếu sau 4 tiếng đồng hồ mà không thấy mèo nôn nên cho uống thêm nước.
- Chia nhỏ lượng thức ăn mỗi ngày cho mèo và tránh cho mèo ăn quá nhiều sẽ càng khiến cho tình trạng nôn trở thêm nguy hiểm hơn.
- Theo dõi sức khỏe của mèo và tránh ăn phải thực phẩm lạ hay tiếp xúc với những tác nhân lây nhiễm nguy hiểm.
- Nếu như mèo mắc phải các bệnh lý nhẹ, thì tình trạng nôn sẽ giảm dần và mèo sẽ ăn uống bình thường được sau khoảng vài ngày. Còn nếu thấy mèo nôn nhiều kèm theo ăn kém hoặc vận động ít hơn thường ngày, cần đưa mèo đi khám thú y sớm.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên nhân, cách chữa trị mèo bị nôn ói tại nhà hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp thú cưng của bạn sớm hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất nhé!