Rắn Cạp Nia: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?

Rắn cạp nia là loài rắn xuất hiện ở nhiều nơi tại Việt Nam, nhiều người tỏ ra lo ngại về độc tố của loài rắn này. Vậy rắn cạp nia có độc không? Đặc điểm nhận biết rắn cạp nia thế nào? Ăn gì và sống ở đâu? Mypet sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn qua bài viết sau. 

Nguồn gốc của rắn cạp nia 

Rắn cạp nia thuộc họ rắn hổm, có tên tiếng Anh là Bungarus. Loài rắn này có họ hàng với những loài rắn độc như: Cạp nong, hổ mang, rắn san hô… Tại Việt Nam rắn cạp nia còn được gọi là rắn hổ khoang, rắn mai gầm… Rắn cạp nia sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới, số lượng lớn nhất ở vùng Ấn Độ. Ngoài ra, loài rắn này còn sống tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Tại Việt Nam rắn cạp nia sinh sống chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. Loài rắn này thường sống ở cánh đồng hoặc những nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Đặc biệt rắn cạp nia thường bò vào nhà gây ra nhiều vụ cắn người tử vong. Rắn cạp nia chui vào nhà vì nhiệt độ ngoài trời cao, thời tiết nắng nóng nên rắn chui vào để tìm nơi mát mẻ. Đặc biệt là khu vực có điều hoà nhiệt độ, rắn sẽ bò theo đường ống dẫn nước của máy thải vào trong nhà. 

Đặc điểm nhận biết rắn cạp nia 

Để nhận biết rắn cạp nia, bạn có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây: 

– Rắn cạp nia trưởng thành có chiều dài khoảng 1 – 1,5m, có một số con dài tới 2m. 

– Lớp vảy da của rắn cạp nia trơn, mỏng, bóng và xếp thành những khoảng đậm với màu nhạt. Bình thường rắn cạp nia có màu đen và trắng là chủ đạo, hai màu này xếp xen kẽ với nhau từ đầu dài tới đuôi. Đây cũng là đặc điểm đặc trưng nhất của rắn cạp nia. Với đặc điểm này rắn cạp nia có thể ngụy trang và khó bị phát hiện trong môi trường. 

– Đầu của rắn cạp nia thon và khá mảnh, cùng với 2 mắt có con người hình tròn. Rắn cạp nia có thân hình bằng hình tam giác và có lưng, hông phẳng. Đầu và cuối đuôi của rắn cạp nia nhỏ và nhọn.    

Tìm hiểu tập tính của rắn cạp nia 

Rắn cạp nia là loài rắn có hiền lành, nhưng vào ban đêm chúng lại vô cùng hung dữ. Đặc biệt rắn cạp nia thường tự tấn công con người trước, vì vậy nhiều trường hợp người đang nằm ngủ bị rắn cạp nia tấn công gây nguy hiểm. 

Đây là loài rắn đẻ trứng, vào mùa sinh sản chúng thường đẻ từ 6 đến 12 trứng. Thông thường con cái sống gần tổ để bảo vệ cho trứng nở. Mùa sinh sản của rắn cạp nia từ tháng 3 dương lịch và con cái sẽ tiết dịch để báo hiệu con đực tới giao phối. Sau khi đẻ con cái có nhiệm vụ canh trứng và con đực sẽ rời đi.  

Rắn cạp nia có mấy loại? 

Rắn cạp nia gồm nhiều loại, trong đó có hai loại chính là rắn cạp nia ở miền Bắc và rắn cạp nia ở miền Nam. Bên cạnh đó còn có rắn cạp nia sông Hồng. Cùng tìm hiểu cụ thể từng loài rắn này dưới đây: 

– Rắn cạp nia miền Bắc: Còn được gọi là rắn Ngũ cáp tan, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc… loài rắn này thường sống ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Môi trường sống yêu thích của rắn cạp nia miền Bắc là nơi ẩm ướt, rừng rậm, cánh đồng… 

– Rắn cạp nia miền Nam: Chủ yếu sống tại các tỉnh khu vực từ Nghệ An trở vào. Loài rắn này cũng có những đặc điểm chung như rắn cạp nia chỉ khác nhau ở môi trường sống. 

– Rắn cạp nia sông Hồng: Loài rắn này thường sống tại khu vực sông Hồng, Quảng Nam, Quảng Trị… Số lượng rắn cạp nia sông Hồng ở Việt Nam rất ít. 

Ngoài ra, ở VIệt Nam còn xuất hiện rắn cạp nia đầu vàng sinh sống tại khu vực Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Thuận…  

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia 

Thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa rắn cạp nong và rắn cạp nia. Đây là hai loài rắn hoàn toàn khác nhau, cạp nong và cạp nia thuộc rắn hổ, rất độc và có ngoại hình cũng như màu sắc khá giống nhau. Để phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia, bạn có thể tham khảo cách sau: 

Rắn cạp nong: Trên thân của rắn cạp nong có những khoang màu đen và màu vàng xen kẽ với nhau. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của loài rắn này. Bên cạnh đó bạn sẽ thấy đầu của rắn cạp nong lớn hơn so với cạp nia. Mắt to hơn, đuôi tròn và có kích thước ngắn hơn rắn cạp nia. 

Rắn cạp nia: Nếu như cạp nong có màu vàng và đen xen kẽ, thì cạp nia có khoang đen và trắng kéo dài từ đầu tới đuôi. Đầu của rắn cạp nia cũng nhỏ hơn, đuôi dài hơn so với cạp nong. 

Rắn cạp nia ăn gì? 

Ở môi trường tự nhiên rắn cạp là loài động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu là động vật như chuột, ếch, rắn, chim, cá, thằn lằn và các loài bò sát nhỏ. Đặc biệt, rắn cạp nia có thể ăn cả các loài rắn khác có nọc độc cũng như không có để ăn. Rắn cạp nia thường đi kiếm ăn về đêm và được xem là loài rắn gây nguy hiểm đối với con người.       

Rắn cạp nia có độc không? 

Câu trả lời rắn cạp nia là một trong những loài độc nhất trên thế giới hiện nay. Nọc độc của rắn cạp nia khi cắn người độc hơn rất nhiều lần so với rắn hổ mang, gây ức chế thần kinh. Khi bị rắn cạp nia cắn nạn nhân sẽ bị suy hô hấp và có khả năng tử vong rất cao.  

Vết cắn của rắn cạp nia rất nhỏ chỉ với 2 lỗ giống như kim đâm và không có hiện tượng sưng đau hay phù nề, không chảy máu. Chính vì vậy khi bị rắn cạp nia cắn mọi người thường chủ quan và khiến cho việc điều trị chậm trễ, gây nguy hiểm. 

Nọc độc của rắn cạp nia gây tê liệt trong thời gian ngắn, sau đó sẽ có hiện tượng chuột rút và thắt cơ, gây tử vong nhanh chóng. Trung bình mỗi lần cắn rắn cạp nia tiết ra lượng nọc độc rất nhỏ, nhưng lại có mức nguy hiểm tới tính mạng. 

Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị rắn cạp nia cắn gồm: Liệt cơ cổ, cơ đầu, cơ mặt, cơ sườn và tứ chi. Sau đó nạn nhân sẽ bị chuột rút, buồn ngủ, sụp mí và không mở được mắt. Tiếp theo đồng tử giãn và không còn phản xạ đối với ánh sáng.     

Nên làm gì khi bị rắn cạp nia cắn? 

Khi bị rắn cạp nia hay bất kỳ loài rắn nào cắn thì trước hết bạn cần đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được sơ cứu kịp thời. Càng sơ cứu sớm càng tốt, điều đó sẽ hạn chế được nọc độc xâm nhập trong cơ thể, cũng như có cơ hội sống sót cao. Nếu bị rắn cạp nia cắn bạn cần sơ cứu như sau: 

– Nạn nhân cần bình tĩnh, vì nếu càng hốt hoảng và càng sợ hãi thì nọc độc càng thấm sâu nhanh. 

– Nên ép bất động và garo ở tĩnh mạch và hô hấp nhân tạo. 

– Rạch vết thương và nặn máu, sau đó rửa vết thương. 

– Không nên để nạn nhân tự đi, mà cần phải có xe chuyên dụng để di chuyển. Cần lưu ý khi di chuyển nên đặt vị trí bị cắn phải thấp hơn tim để tránh chất độc gây ảnh hưởng tới tim. 

– Trong trường hợp bị rắn cạp nia cắn ở tay hoặc chân, cần thõng chân dưới càng để không di chuyển tới tim. 

– Tuyệt đối không được sử dụng các loại thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian để trị rắn cắn, mà cần đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế nhanh chóng. 

– Nếu thấy nạn nhân có triệu chứng khó thở, nên gọi nhân viên y tế hoặc cấp cứu. Bên cạnh đó nên hô hấp nhân tạo, xoa bóp oxy qua mask và hà hơi thổi ngạt. 

– Đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.  

Có nên mua rắn cạp nia? Giá bao nhiêu tiền? 

Rắn cạp nia được nhiều người mua để ngâm rượu có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, giảm ho, giảm đau nhức xương khớp… Một số người mua rắn cạp nia để làm món nhậu và thường đặt mua qua các trại rắn hoặc người bẫy. 

Giá rắn cạp nia trên thị trường dao động từ 400.000 đến 500.000đ/kg. Bạn có thể mua rắn cạp nia tại các trại rắn để được tư vấn cụ thể.  

Những câu hỏi thường gặp 

1. Rắn cạp nia bò vào nhà là điềm gì? 

Từ xưa tới nay khi thấy các loài rắn độc bò vào nhà như rắn cạp nia, rắn lục, rắn hổ mang bò vào nhà là điềm xấu. Khi đó bạn và các thành viên trong gia đình sẽ gặp nhiều điều xui xẻo, tai nạn. 

2. Nằm mơ thấy rắn cạp nia là điềm gì?

Mơ thấy rắn cạp nia trong phong thủy điềm báo về sự may mắn, thịnh vượng và gặp nhiều thành công. Tuy nhiên trong một số trường hợp mơ thấy rắn cạp nia là dấu hiệu về những điều nguy hiểm và bạn cần thận trọng hơn. 

3. Rắn cạp nia có ăn được được không? 

Rắn cạp nia có thể ăn được, tuy nhiên lời khuyên là không nên ăn loài rắn này. Vì rất nhiều trường hợp khi chế biến rắn cạp nia không may bị rắn sống và cắn gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về rắn cạp nia: Nguồn gốc, đặc điểm, tập tính, phân loại… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn cực độc này và có cách phòng tránh cũng như xử lý rắn cắn hiệu quả.       

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây