Rắn Lục Núi: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?

Một trong những loài rắn lục phổ biến được tìm thấy khá nhiều ở Việt Nam hiện nay chính là rắn lục núi. Mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài rắn lục núi: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu? qua bài viết dưới đây.

Rắn lục núi là rắn gì?

Rắn Lục Núi được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1864 bởi nhà động vật học Gunther. Ông đã đặt tên cho loài rắn này là Ovophis Monticola. Đây là một trong những loài rắn họ Lục khá phổ biến.

Đặc điểm nhận dạng của rắn lục núi

Sở dĩ rắn lục núi có tên gọi như vậy là do màu sắc ngoại hình của chúng. Điển hình là phần lưng thường có màu nâu nhạt hoặc nâu thẫm tạo thành vệt dài từ đầu tới đuôi. Bên cạnh đó, những vệt màu đen đậm được xếp một cách đều nhau đan xen với màu nâu thẫm từ đầu tới đuôi. Hai phần bên sườn cũng có các vệt nhỏ màu nâu nhạt đều nhau. Ở phần bụng thường có màu trắng, vàng khá nổi bật.

Rắn lục núi có kích thước khá ngắn, thường những con rắn trưởng thành sẽ có kích thước trung bình từ 50-60cm. Thân hình trụ tròn, nhìn rất chắc chắn. Phần đầu rắn này thường có hình tam giác, ở phần mặt trên được phủ đều bởi những chiếc vảy nhỏ.

Miệng của loài rắn này khá nhỏ, mắt nhỏ. Có nhiều vảy được xếp thành gối quanh khu vực đầu, phần vảy ở vùng thái dương nhẵn bóng. 

Được biết, loài rắn này có 135 vảy bụng và 55 vảy dưới đuôi kép. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng khá nổi bật của rắn lục núi.

Rắn lục núi có độc không?

Nhắc đến rắn mọi người thường rất sợ hãi, không chỉ bởi chúng di chuyển rất nhanh, không gây tiếng động mà còn có nọc độc vô cùng nguy hiểm. Và tất nhiên, rắn lục núi cũng là một trong những loài rắn độc mà bạn cần hết sức cảnh giác.

Rắn Lục núi có nọc độc cực mạnh, nọc độc của chúng được sản xuất trong tuyến độc ở mắt nằm phía trước hàm. Chúng phun nọc độc vào nạn nhân bằng hệ thống răng cắm. Khi bị cắn, nạn nhân sẽ gặp phải triệu chứng như đau, sưng tấy và nhiễm trùng vết thương. Với con người, nếu không may bị rắn lục núi cắn rất dễ gặp tử vong.

Vì tính chất cực độc của nó mà rắn lục núi được coi là nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời nếu không may bị cắn. Tuyệt đối không lại gần nếu không có kiến thức về các loài rắn.

Rắn lục núi thường ăn gì?

Tập tính của rắn là ngủ vào ban ngày và săn mồi vào ban đêm. Thức ăn chính của rắn lục núi là chuột đồng, trứng chim, chim nhỏ, cá, sóc, thậm chí là những con rắn nhỏ,…

Rắn Lục núi là một trong những loài săn mồi chủ động, nghĩa là chúng luôn chủ động tìm kiếm và săn bắt con mồi của mình. Khi nhắm được con mồi, rắn rắn lục núi sẽ sử dụng hệ thống cơ hàm cùng hệ thống răng cắm và đôi răng nanh có nọc độc để phun vào con mồi khiến con mồi bất tỉnh. Chúng thường leo lên cây để săn mồi hoặc đợi ở vị trí ngụy trang, sẵn sàng tấn công bất cứ khi nào có cơ hội.

Rắn lục núi sống ở đâu?

Là một trong những loài rắn săn mồi và có độc nguy hiểm, rắn lục núi thường ẩn náu rất kỹ, chúng sinh sống chủ yếu ở các các vùng rừng núi heo hút, nơi có nhiệt độ thấp. Khu vực sống của loài này được tìm thấy nhiều ở Đông Nam Á như: Singapore, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Indonesia,…

Ở Việt Nam loài rắn này phân bổ tại nhiều tỉnh thành như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Lạng Sơn, Phú Thọ,…

Rắn lục núi thường sinh sản vào mùa mưa, tuy nhiên thời gian này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Thường rắn lục núi sẽ mang thai trong khoảng từ 3 – 4 tháng. Sau đó sẽ đẻ ra trứng, ấp trứng và nở con. Trung bình mỗi một lứa rắn lục núi mẹ sẽ đẻ từ 5 -10 trứng.

Sau khi được ấp nở ra ngoài, rắn lục núi con sẽ có thể săn mồi ngay lập tức, chúng có khả năng tự sinh tồn khá tốt. Chúng có ngoại hình giống rắn lục núi trưởng thành, chỉ là kích thước nhỏ hơn.

Cách xử lý khi bị rắn lục núi cắn

Rắn lục núi là loại rắn độc nguy hiểm, vì thế ngay khi bị chúng cắn, bạn cần phải bĩnh tĩnh, rửa vết thương dưới vòi nước, dùng khăn thắt chặt vết thương để hạn chế sự lây lan của chất độc. Sau đó lập tức tới cơ sở y tế gần nhất, trường hợp không thể tự đi thì cần gọi người cấp cứu càng sớm càng tốt. Thời gian vàng để cứu người bị rắn lục núi cắn là khoảng 4 giờ đầu tiên sau khi bị cắn.

Trên đây là những thông tin cần thiết về loài rắn lục núi có độc không, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy bổ ích hãy chia sẻ rộng rãi để mọi người kịp thời phòng tránh và xử trí khi gặp phải loài rắn này nhé.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây