Rắn Hổ Mang: Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?

Rắn hổ mang được mệnh danh là “vua loài rắn” có chiếc cổ bành rộng và thường tấn công con người khiến ai cũng phải khiếp sợ về loài rắn này. Cùng Mypet tìm hiểu xem rắn hổ mang có độc không? Đặc điểm nhận biết rắn hổ mang? Thức ăn và môi trường sống của loài rắn này nhé!

Tìm hiểu chung về rắn hổ mang 

Rắn hổ mang còn được gọi là rắn độc Châu Phi, rắn hổ thuộc họ Elapidae. Loài rắn này sinh sống chủ yếu tại các nước Châu Phi, Ấn Độ và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Rắn hổ mang thường sống ở khu vực đồng cỏ, thảo nguyên và rừng.

Số lượng rắn hổ mang đang ngày càng tuyệt chủng do nạn săn bắn không kiểm soát và môi trường sống. Mức độ bảo vệ loài rắn này còn tùy theo từng vùng địa lý và quốc gia vùng lãnh thổ.

Rắn hổ mang là loài rắn có ý nghĩa về tâm linh tại một số quốc gia. Chẳng hạn tại Nigeria rắn hổ mang là biểu tượng trong những buổi lễ và tín ngưỡng. Cùng tìm hiểu một số khía cạnh về ý nghĩa tâm linh của loài rắn này:

– Rắn hổ mang là biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh: Một số nước ở Châu Phi rắn hổ mang là biểu tượng về quyền lực, thể hiện sự thống trị của con người trong tự nhiên.

– Kết nối với thế giới tâm linh: Tín ngưỡng dân gian rắn hổ mang là hình tượng về tâm linh giúp gắn kết giữa con người với tâm linh. 

– Bảo vệ và bài học: Ở một số khu vực rắn hổ mang còn liên quan tới sự tôn trọng với tự nhiên và là đại diện cho lòng biết ơn trước sự tồn tại của môi trường tự nhiên.

– Dùng trong các nghi lễ về tôn giáo: Tại một số nước về tín ngưỡng dân gian rắn hổ mang có tác dụng điều khiển sức mạnh tâm linh và các nghi lễ tôn thờ.

Môi trường sống của rắn hổ mang 

Rắn hổ mang ưa sống tại khu vực miền núi, trung du và đồng bằng. Loài rắn này thường chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Ban ngày rắn hổ mang trú ẩn trong hang, một số trường hợp rắn hổ mang sinh sống gần nơi ở của con người.

Đặc điểm nhận biết rắn hổ mang 

Đặc điểm nổi bật nhất của rắn hổ mang đó chính là có phần cổ bành rộng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng chúng bành cổ ra để nhận biết. Ngoại hình rắn hổ mang có màu sắc sặc sỡ và thay đổi linh hoạt từ cam tới đỏ kèm theo nhiều vạch sọc ở lưng. 

Chiều dài của rắn hổ mang khoảng 1,2 – 2m tùy theo từng khu vực sinh sống. Rắn hổ mang chúa và rắn hổ mang thường có những đặc điểm giống nhau và thường bị nhầm lẫn. Bạn có thể phân biệt rắn hổ mang chúa và rắn hổ mang thường như sau:

– Rắn hổ mang chúa có chiều dài nhất thế giới, còn rắn hổ mang thường sẽ ngắn hơn nhiều. Khi rắn hổ bành mang ra bạn có thể quan sát được màu sắc và hoa văn trên cổ.

– Hổ mang chúa có da màu vàng giống như nghệ ở dưới cổ và sau là hoa văn chữ V. Rắn hổ mang thường sẽ không có màu vàng cũng như dấu hiệu chữ V ngược sáng ở cổ.

– Vảy trên đỉnh đầu của rắn hổ mang chúa cũng khác biệt hoàn toàn so với rắn hổ mang thường. Bạn có thể dễ dàng phân biệt dựa vào nhìn qua lớp vảy màu đỏ của hổ mang chúa, trong khi đó rắn hổ mang thường không có đặc điểm này.

– Mắt của rắn hổ mang chúa có con ngươi tròn rất hung dữ. Rắn hổ mang thường con người nhìn không rõ và chủ yếu là màu đen đồng nhất.

Các loài rắn hổ mang sinh sống ở Việt Nam

Ở Việt Nam rắn hổ mang được phân thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:

Rắn hổ mang đất

Còn được gọi là rắn hổ mun, rắn bành đen, rắn phì đen, rắn hổ sáp, rắn ba khoang… Loài rắn này khi bành phần mang ra có màu đen đặc trưng cùng với vòng tròn màu trắng. 

Rắn hổ mang đất sống ở khắp các vùng lãnh thổ tại Việt Nam như: Đồng bằng, trung du, miền núi… Kích thước rắn hổ  mang đất từ 200 – 350mm. Chiều dài những con rắn hổ mang đất trưởng thành từ 1,3 – 2m. Loài rắn này có thể sống thọ tới 30 năm.

Rắn hổ mang bành

Hổ mang bành còn được gọi là hổ mang Trung Quốc, bánh hoa, phì trắng, hổ mang hoa… Đặc điểm nổi bật của loài rắn này đó chính là có màu nâu hoặc màu đen, cùng với vòng tròn màu trắng ở giữa. Hổ mang bành có chiều dài khoảng 1m và sống ở nhiều nơi khác nhau. Hổ mang bành có khả năng phun nọc độc và rất nguy hiểm gây tê liệt thần kinh con người.

Rắn hổ mèo

Rắn hổ mèo còn được gọi là rắn hổ chuối, hổ mang phun nọc, rắn hổ mang phun nọc Đông Dương… Rắn hổ mèo có màu vàng xanh nhạt hoặc nâu xám. Đặc điểm nổi bật nhất của rắn hổ  mèo đó chính là có mang bành ra trước chứ không bành ra hai bên như những loài hổ mang khác. 

Rắn hổ mèo sống tại khu vực phía Nam của Việt Nam. Khi gặp kẻ thù chúng thường rất hung dữ và tấn công lại bằng tiếng tiếng kêu. Rắn hổ mèo có khả năng phun nọc độc rất xa và tác động tới toàn bộ cơ thể của nạn nhân.

Rắn hổ mang chúa

Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ  mây, loài rắn rất nguy hiểm và được mệnh danh là vua của các loài rắn. Hổ mang chúa có chiều dài khoảng 3 – 4m, có những con dài tới 6m và là loài rắn có thân dài nhất trên thế giới. Đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết rắn hổ mang chúa là có vạch chữ V ở sau cổ. Rắn hổ mang chúa sinh sống ở khắp mọi nơi tại Việt Nam. Nọc độc của rắn hổ mang chúa rất nguy hiểm và có thể giết chết người trưởng thành chỉ sau 30 phút phun nọc.

Thức ăn của rắn hổ mang là gì?

Thức ăn của rắn hổ mang là các loài động vật gặm nhấm như chuột, sóc, thỏ, ếch nhái, các loài thằn lằn và cả các loài chim lớn. Rắn hổ mang thường đi săn mồi về đêm bằng cách phun nọc độc để tấn công con mồi, sau đó nuốt chửng toàn bộ con mồi. 

Khả năng sinh sản của rắn hổ mang

Rắn hổ mang là loài đẻ trứng và sau khi nở rắn mẹ sẽ bảo vệ trứng cho tới khi nở thành con non. Thời gian ấp của trứng rắn hổ mang còn tuỳ theo vào từng nhiệt độ môi trường.

Rắn hổ mang có độc không?

Hổ mang là loài rắn độc, cụ thể trong nọc độc của loài rắn này có neurotoxin rất mạnh và có thể gây tử vong con người nếu không có cách xử lý kịp thời. Khi bị rắn hổ mang cắn nạn nhân sẽ có triệu chứng đi lại khó, mất cảm giác và suy hô hấp.

Cách tốt nhất để đối với khi bị rắn hổ mang cắn đó là cần cẩn thận khi di chuyển tới những khu vực rậm rạp. Nếu không may bị rắn hổ mang cắn cần sơ cứu và nhanh chóng đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý chống độc. Tuyệt đối không được tự ý dùng các bài thuốc dân gian tại nhà, vì sẽ bỏ qua cơ hội để cứu sống nạn nhân.

Rắn hổ mang bò vào nhà là điềm tốt hay xấu?

Quan điểm tín ngưỡng về rắn hổ mang còn tùy theo từng vùng lãnh thổ. Có nơi quan niệm rắn hổ mang bò vào nhà là điềm tốt, nhưng tại Việt Nam rắn hổ mang vào nhà là điềm xấu. Cụ thể:

– Gây ảnh hưởng tới các thành viên trong gia đình: Khi bị rắn hổ mang cắn là dấu hiệu về điềm xấu đang sắp xảy ra với gia đình của bạn. Có thể bị kẻ xấu hãm hại hoặc gặp những điều tai ương không mong muốn.

– Gặp vận đen, tà khí xấu: Rắn hổ mang bò vào nhà sẽ mang theo những vận khí đen đủi, cụ thể là khiến cho công việc và cuộc sống của gia chủ gặp khó khăn.

Khi gặp rắn hổ mang bò vào nhà cần cẩn thận để không bị rắn tấn công. Sau đó nhờ những người có chuyên môn để bắt rắn và xử lý.

Nên đánh con gì khi mơ thấy rắn hổ mang 

Mơ thấy rắn hổ mang tốt hay dữ còn tuỳ theo vào từng hoàn cảnh cụ thể của giấc mơ. Cụ thể:

– Mơ thấy rắn hổ mang đen: Cho thấy bạn đang bị kẻ xấu hãm hại và tìm cách trả thù. Vì vậy hãy cẩn trọng hơn với công việc làm ăn hoặc sắp đi đâu xa.

– Ngủ mơ thấy rắn hổ mang màu vàng: Mặc dù giấc mơ này rất hiểm nhưng là điềm báo lành, sắp tới bạn sẽ gặp nhiều may mắn.

Khi chiêm bao thấy rắn  hổ mang bạn cũng có thể thử vận may của mình với những con số sau:

– Mơ thấy rắn hổ mang bò vào nhà: Đánh cặp số 28 và 89

– Chiêm bao thấy rắn hổ mang cắn: Có thể thử vận may với cặp 31 và 87

– Ngủ mơ thấy rắn hổ mang bò dưới nước: Các số may mắn 41, 87 và 08

– Mơ thấy giết chết rắn hổ mang: Cặp số 65 và 27 sẽ mang tới may mắn cho bạn

– Chiêm bao thấy rắn hổ mang chúa khổng lồ: Chốt cặp 00 và 42

– Nằm mơ thấy có nhiều rắn hổ mang: Thử vận may với cặp 86 và 14

– Chiêm bao thấy rắn hổ mang trắng: Đánh số 76, 13 và 9

Trên đây là toàn bộ thông tin về rắn hổ mang: Đặc điểm, môi trường sống, thức ăn… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này và có cách nhận biết cũng như phòng tránh hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây