Rắn Màu Xanh Nước Biển (Dương) là rắn gì? Có độc không?

Người ta thường quan niệm rằng loài rắn nào càng có màu sắc đẹp thì càng nguy hiểm. Vậy bạn đã bao giờ nhìn thấy rắn màu xanh nước biển chưa? Rắn Màu Xanh Nước Biển (Dương) là rắn gì? Có độc không? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn một vài loài rắn có màu sắc đặc biệt này.

Rắn màu xanh nước biển (Dương) là rắn gì?

1. Rắn san hô Mã Lai xanh

Rắn san hô Mã Lai xanh là loài rắn cực độc, nọc độc của chúng có thể gây tê liệt toàn thân và tử vong nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời.

Đây cũng là loài rắn màu xanh nước biển được đánh giá có vẻ ngoài khá đẹp bởi màu xanh đậm, đôi khi chuyển xanh đen. Đối lập hoàn toàn với phần thân màu xanh nước biển thì phần đầu của chúng có màu đỏ rất sặc sỡ. Chúng có kích thước trung bình dài từ 140-170cm.

2. Rắn máu xanh

Đây là một trong những loài rắn màu xanh nước biển rất hiếm, ngay từ khi mới ra đời, cơ thể của chúng đã được bao phủ bởi những đốm xanh lam bắt mắt. Những đốm xanh này sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn sau khi chúng lột xác khiến chúng có một màu xanh nước biển cực đẹp mắt và hiếm hoi.

Loài rắn xanh nước biển này ưa sống trong rừng ẩm. Tuy có màu sắc lạ mắt và đẹp kỳ diệu nhưng chúng lại hoàn toàn vô hại với con người. Thức ăn chính của chúng là trứng nhỏ, chim nhỏ, ếch nhái,…

3. Rắn biển sọc xanh

Một trong những loài rắn xanh nước biển cực độc đó là rắn biển sọc xanh. Loài rắn này thường sống ở khu vực Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. 

Với chiều dài trung bình từ 90-100cm, phần thân của chúng chủ yếu là màu xanh lá, chạy dọc là các sọc xanh dương trông rất bắt mắt. Con mồi của chúng chủ yếu là các loài cá nhỏ nên chúng thường săn mồi dọc theo rạn san hô. Nọc độc của rắn biển sọc xanh rất mạnh, tuy nhiên chúng lại khá nhút nhát và thường tránh xa con người.

4. Rắn Garter Sọc xanh 

Rắn Garter Sọc Xanh là một phân loài của rắn Garter sống chủ yếu ở Florida. Loài rắn này có kích thước khá ngắn, trung bình dài từ 45-65cm khi trưởng thành. Đôi mắt khá to, thân hình thon gọn, chủ yếu đan xen giữa các màu xanh dương, vàng, trắng hoặc nâu nhạt chạy dọc theo chiều dài cơ thể.

Loài rắn màu xanh nước biển này săn mồi rất nhanh, chúng thường sẽ nuốt chửng thức ăn của mình trong khi con mồi vẫn còn sống. Thức ăn ưa thích của chúng là giun, sâu đất, đỉa, cá nước ngọt và động vật có vú nhỏ.

5. Rắn Lam

Một trong những loài rắn màu xanh da trời không thể không nhắc đến đó là rắn lam. Loài rắn này có kích thước chiều dài từ 90-150cm, thân hình dài, tròn trịa.

Thường thì loài rắn này có màu xanh sapphire rất đẹp, một số con có màu xanh xám và xanh da trời. Phần cằm và cổ của chúng thường có màu trắng hoặc kem. 

Rắn Lam màu xanh da trời thường sinh sống ở các khu vực miền tây bắc của Hoa Kỳ.  Loài rắn này cũng được xếp hạng vào những loài đang bị đe dọa bởi sự săn bắt của con người, số lượng ngày càng hiếm hoi. Môi trường khô ráo, có nhiều ánh nắng là nơi ưa thích của chúng, vì vậy người ta thường tìm thấy chúng ở các cánh đồng, khu chăn nuôi động vật hoặc xung quanh các đầm lầy.

Rắn màu xanh nước biển (Dương) có độc không?

Phần lớn các loài rắn màu xanh nước biển (dương) đều có độc, thậm chí rất độc. Thế nhưng cũng có những loài vô hại. Vì thế cách duy nhất để nhận biết được loài nào có độc thì cần phải dựa vào ngoại hình, màu sắc của từng con rắn khác nhau.

Và tốt hơn hết, hãy tránh xa dù là bất kỳ loài rắn nào, dù rắn to hay nhỏ để tránh gặp phải nguy hiểm.

Cách sơ cứu khi bị rắn màu xanh da trời cắn?

Có không ít đã phải bỏ mạng vì bị rắn độc cắn, vì thế bạn cần hết sức lưu ý những điều sau:

  • Rửa sạch vết thương dưới vòi nước và ngay lập tức đưa người bị rắn cắn tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc dân gian để sơ cứu người bị rắn cắn vì một số loài có thời gian vàng để chữa trị, nếu kéo dài người bệnh sẽ gặp nguy hiểm khôn lường.
  • Buộc vết thương để ngăn chặn sự lây lan của nọc độc nhưng đừng buộc quá chặt vì có thể gây cản trở lưu thông máu khiến vết thương hoại tử.
  • Tuyệt đối không tự ý rạch hoặc hút vết thương để loại bỏ nọc độc vì dễ gây nhiễm trùng.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh thắc mắc Rắn Màu Xanh Nước Biển (Dương) là rắn gì? Có độc không?. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ chủ động phòng tránh và bảo vệ bản thân trước loài bò sát nguy hiểm này.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây