Rùa bị Nấm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị và Phòng tránh

Nấm là bệnh thường gặp khi nuôi rùa cảnh và nếu không có cách chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của rùa. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh rùa bị nấm thế nào? Cùng Mypet tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.

Nguyên nhân rùa bị nấm là gì?

Bệnh nấm ở rùa do vi khuẩn ký sinh gây nên và thường gặp vào mùa đông với nền nhiệt thấp dưới 20 độ C. Khi đó bạn sẽ thấy rùa xuất hiện những vùng da bị nấm màu trắng ở chân, cổ, bụng và mai. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến rùa bị nấm: 

– Do không sử dụng bộ lọc cho bể nuôi rùa, khiến cho nước không đảm bảo và khiến rùa bị bệnh. 

– Không thay nước cho rùa và khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh.

– Nước trong bể nuôi rùa không đủ cao và khiến mai rùa lộ ra ngoài không khí.  

– Bể nuôi rùa không được cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời và khiến rùa bị nấm. 

Hiểu một cách đơn giản thì khi môi trường nóng và ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Một số trường hợp môi trường sống của rùa không được cung cấp đầy đủ ánh sáng và gió khiến số lượng nấm giảm đi nhanh chóng. Loại nấm gây bệnh ở rùa cảnh chủ yếu là nấm Saprolegnia.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm ở rùa

Dấu hiệu bệnh nấm ở rùa cảnh rất khó phát hiện, chủ yếu là những đốm vảy nhỏ. Nếu không có cách điều trị sớm sẽ khiến nấm sâu vào trong cơ thể rùa và dẫn tới thủng mai, gãy móng và lở loét khắp cơ thể. Khi đó việc chữa bệnh nấm ở rùa cảnh sẽ rất khó khăn. 

Rùa bị nấm sẽ có những điểm màu trắng ở trên cơ thể và lan rộng thành từng đám. Kèm theo là những mảng xơ trắng khi sờ vào sẽ có cảm giác nhớt. Trong những ngày rùa bị bệnh sẽ chán ăn, bò chậm và giảm cân. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện nấm mốc ở chân và khiến rùa kiệt sức, bỏ ăn.

Cách điều trị bệnh nấm ở rùa

Việc điều trị bệnh nấm ở rùa rất khó khăn và dễ bị tái phát. Cách chữa phổ biến nhất là loại bỏ vị trí nấm và bôi thuốc phòng tránh. Một số loại thuốc được khuyên dùng là Povidone-iodine, Miconazole… có thể chữa khỏi các triệu chứng khoảng 2 tuần. 

Trong giai đoạn đầu bị nấm, bạn nên cho rùa vào trong hộp cát phủ lên và tắm nắng từ 30 – 60 phút. Thực hiện 1 lần/ngày tùy theo mức độ rùa bị nấm. Sau đó trộn đều dung dịch nước muối với baking soda và ngâm rùa khoảng 20 – 30 phút. Tiến hành ngâm khoảng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi rùa khoẻ lại. Dùng thuốc mỡ Sulfamid 1% bôi lên vị trí rùa bị nấm.

Cách phòng tránh bệnh nấm ở rùa

Nấm là bệnh thứ cấp ở rùa và khi chúng bị thương mới nhiễm bệnh và có thể chữa được. Tuy nhiên bạn cũng cần có cách phòng tránh hiệu quả. Để phòng tránh bệnh nấm ở rùa cảnh, bạn có thể tham khảo các cách sau: 

Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp

Để phòng tránh bệnh nấm ở rùa bạn nên tăng cường kiểm soát tình trạng vết thương ở rùa, như vậy sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng trại luôn được sạch sẽ và khử trùng đầy đủ. Kết hợp cho rùa ăn các loại thức ăn bổ dưỡng và cần đảm bảo nhiệt độ nước cùng nhiệt độ phòng có độ chênh lệch không quá lớn. Trong trường hợp rùa bị thương cần có cách xử lý sớm để rùa không bị viêm nhiễm. Hoặc có thể cho rùa uống kháng sinh nếu cần thiết. 

Lọc nước thường xuyên và vệ sinh bể rùa

Nên thay lọc nước cho bể nuôi rùa thường xuyên 2 – 3 lần/ngày. Trong bể nuôi cần có bờ để rùa tiếp xúc với không khí và ngăn chặn sự phát triển của nấm hình thành. Nên cho rùa phơi nắng thường xuyên, vì ánh nắng có tác dụng khử trùng cho rùa hiệu quả. 

Bên cạnh đó bạn cũng nên xây dựng hệ thống lọc nước để cung cấp đầy đủ oxy cho rùa và hạn chế tình trạng nấm phát triển. Trong trường hợp nuôi rùa đơn giản thì bạn không cần dùng bộ lọc, nhưng phải thay nước thường xuyên. Sau khi thay nước cần lau khô rùa và cho tiếp xúc với không khí từ 1 – 2 tiếng để tránh nấm hình thành. 

Thiết kế bộ lọc nước phù hợp

Trong trường hợp dùng bộ lọc nhưng hoạt động chậm thì bạn cần bơm oxy trong nước. Khi đó sẽ tránh được tình trạng vi khuẩn có hại và nấm gây bệnh ở rùa. Nếu như quá trình lọc không mạnh, cần dùng máy bơm không khí.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về rùa bị nấm ở trên sẽ giúp bạn có cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây