Tại sao Thỏ bị cụp 1 tai? Có phải bị bệnh không?

Thỏ bị cụp 1 tai khiến bạn lo lắng không biết liệu có phải bị bệnh gì không và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Mypet đi tìm câu trả lời qua bài viết sau và có cách nuôi thỏ một cách hiệu quả nhất.

Tại sao thỏ bị cụp 1 tai?

Tại sao thỏ bị cụp 1 tai? Thỏ bị cụp 1 tai là do chúng bị bệnh ghẻ ở tai và khiến thỏ bị đau nên tai sẽ cụp lại. Ở giai đoạn nhẹ bạn sẽ thấy thỏ cụp 1 bên tai và khi bệnh nặng sẽ cụp cả hai tai lại. Lúc này bạn sẽ thấy trong lỗ tai thỏ có nhiều vảy màu đen và xuất hiện các lớp vảy sừng lấp kín lỗ tai.

Nguyên nhân thỏ bị cụp ở tai thường do điều kiện chăn nuôi không đảm bảo, thường xuyên bị bẩn và ẩm ướt. Khi đó ghẻ sẽ tấn công và lây nhiễm ký sinh trùng lên da thỏ. Đối với thỏ con bệnh ghẻ ít khi xuất hiện triệu chứng và khi thỏ trên 2 tháng tuổi có tỷ lệ bị ghẻ rất cao.

Khi thỏ bị ghẻ ở tai bạn sẽ thấy chúng có những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện ghẻ ký sinh nhiều ở da thỏ, có thể ở bề mặt, trong hoặc dưới da khiến thỏ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.
  • Khi bị ngứa thỏ sẽ dùng hai chân để cào vuốt tai hoặc dụi đầu vào đồ vật để không bị ngứa.
  • Ở vị trí bị ghẻ trong thời gian đầu có hiện tượng rụng lông, sau đó là các lớp vảy rộp màu trắng xám dày khô cứng lại. Một số trường hợp dưới lớp vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây nên tình trạng viêm da.
  • Toàn thân thỏ bị nhiễm độc, nên sẽ khó kiểm soát được hành vi, ăn kèm, mất ngủ và dần sẽ chết.
  • Quan sát bên trong lỗ tai thỏ bị ghẻ có những lớp vảy sừng kín ở lỗ tai, nguyên nhân là do lớp biểu bì bị tổn thương gây bong tróc và lấp kín lỗ tai.

Tóm lại thỏ bị cụp 1 tai là do bệnh ghẻ gây nên và đây là một bệnh thường gặp. Khi thỏ bị ghẻ cần có cách điều trị sớm hiệu quả để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra với thú cưng của bạn.

Cách điều trị bệnh ghẻ ở thỏ như thế nào?

Khi thấy thỏ có triệu chứng bệnh ghẻ ở tai trước hết cần cách ly thỏ riêng để tránh lây sang đàn. Sau đó xử lý bệnh ghẻ ở thỏ theo các bước hướng dẫn dưới đây: 

  • Pha nước ấm với muối và dùng khăn thấm nước lau lên vị trí thỏ bị ghẻ để làm mềm các lớp vảy. Tiếp theo lấy bàn chải đánh bong ra những vết vảy và để cho ráo, sau đó bôi thuốc. 
  • Dùng dung dịch DEP và bôi mỡ kẽm Oxyd vào vị trí thỏ bị ghẻ 1 lần/ngày hoặc cách ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày. 
  • Bôi thuốc Mectin 0,25% với liều lượng 1ml/12kg thể trọng. Chích 1 liều/tuần trong vòng 3 tuần.
  • Nếu thỏ bị nhiễm trùng thứ phát do ghẻ, nên tiêm các loại kháng sinh như: Hamogen liều lượng 1ml/7kg thể trọng. Dùng 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày. 
  • Sử dụng các loại thuốc bổ trợ như: Bio-metasal, Han-tophan, Multivit-Forte…
  • Cho thỏ uống thuốc giải thận và gan như: Han-sobitl, Phoretic trong vòng 1 tuần.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin B, ADE, khoáng chất và kẽm trong vòng 1 tháng.

Cách phòng tránh bệnh ghẻ ở thỏ hiệu quả

Bệnh ghẻ không chỉ khiến thỏ cảm thấy khó chịu, mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy cách phòng tránh bệnh ghẻ ở thỏ như thế nào? 

  • Đối với chuồng trại cần đảm bảo luôn được khô ráo và sạch sẽ, nên nuôi thỏ với mật độ vừa phải. Cần chú ý thường xuyên quét dọn, xử lý nước tiểu và phân hàng ngày hoặc phun thuốc sát trùng. 
  • Khi mua thỏ giống cần cách lý với đàn cũ trong vòng 15 – 20 ngày. Sau đó kiểm tra xem thỏ có bị ghẻ không và nếu có cần tiếp tục cách ly để điều trị dứt điểm. 
  • Với thỏ đực và thỏ cái nuôi sinh sản cần định kỳ kiểm tra 1 lần/tháng. Dùng bàn chải có lông mềm thấm đều dung dịch 10% cồn 70 độ và bột magie. Hoặc dùng thuốc Ivermectin 0,1% để phòng bệnh ghẻ ở thỏ. 
  • Chú ý thường xuyên kiểm tra tai, lông và da thỏ xem có bị ghẻ hay không. Nếu có cần cách ly riêng kịp thời để tránh lây lan sang đàn.

Như vậy là bạn đã biết được tại sao thỏ bị cụp 1 tai? Có phải bệnh không rồi chứ? Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có cách nuôi và chăm sóc thỏ một cách hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây