Thỏ bị nấm da không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn tới tính thẩm mỹ. Vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân, cách chữa, dùng thuốc gì và phòng tránh hiệu quả sẽ giúp thỏ tránh được căn bệnh này. Cùng my-pet tìm hiểu cụ thể về bệnh nấm ở thỏ qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân thỏ bị nấm là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm ở thỏ, trong đó thường gặp nhất phải kể tới:
- Do thỏ bị nhiễm nấm ký sinh trùng trên da như Trichophyton, Microsporum hoặc Epidermophyton. Ký sinh trùng tiếp xúc với da ở thỏ, tấn công vào lớp keratin sau đó gây bệnh nấm trên da của thỏ.
- Vào mùa mưa bệnh nấm trên da ở thỏ thường phát triển nhanh, lúc này nhiệt độ cao và có ánh sáng ít hoặc chuồng trại không được thông thoáng làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm bệnh.
- Mua thỏ giống về bị nhiễm nấm và lây ra cơ thể cũng như cả đàn.
- Do người chăm sóc thỏ bị nhiễm nấm ở môi trường khác và lây sang thỏ.
Thỏ bị nấm có khả năng lây nhiễm rất nhanh, thậm chí chỉ trong vòng 1 ngày có thể lây sang khắp cả chuồng. Nếu không có cách khắc phục sẽ khiến thỏ giảm khả năng sống và chết. Chính vì vậy, cần sớm phát hiện được các triệu chứng thỏ bị nấm để tránh bệnh lây lan.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm ở thỏ
Để nhận biết được chính xác thỏ có bị bệnh nấm hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:
- Lông thỏ bị rụng nhiều.
- Da thỏ xuất hiện những nốt chấm đỏ tròn màu trắng, thường gặp nhất ở mí mắt, mồm, tai sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.
- Trong thời gian đầu là nốt nhỏ, sau đó lây lan và phát triển với số lượng lớn khiến thỏ bị rụng hết lông, cơ thể gầy yếu.
- Bệnh nấm ở thỏ phát triển ra khắp toàn thân và lây sang những con xung quanh nếu không được kịp thời phát hiện, cách ly.
Tìm hiểu thêm:
- không nên cho thỏ ăn gì
- các loại thỏ kiểng mini
- thỏ bị đi ngoài cho uống thuốc gì
- thỏ bị rụng lông
- thuốc trị sổ mũi cho thỏ
3. Cách điều trị bệnh nấm ở thỏ hiệu quả
Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng cách trị nấm cho thỏ rất khó có thể khỏi hoàn toàn và bệnh có tỷ lệ tái phát nhanh khi không được điều trị đúng phác đồ. Hơn thế, chi phí điều trị bệnh nấm ở thỏ khá tốn kém và nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ khó dứt điểm, tái phát nhiều lần.
Khi điều trị bệnh nấm ở thỏ cần cách ly những con bị bệnh ra chuồng riêng, sau đó cạo lông vị trí bị nấm rồi vệ sinh thật sạch sẽ bằng nước muối. Thỏ bị nấm dùng thuốc gì? Sử dụng thuốc Han-Iodine 10% để vệ sinh vị trí da thỏ bị nấm 1 lần/ngày và sử dụng liên tiếp trong vòng 5 ngày. Tiếp theo dùng thuốc Bivermectin 0,25% hoặc Nova Mectin 0,25%, Bivermectin 0,1% tiêm cho thỏ. Chú ý liều dùng cần tuân theo đúng chỉ định từ nhà sản xuất.
Trong trường hợp thuốc trị nấm cho thỏ không chứa hoạt chất Ivermectin, bạn có thể thay thế bằng bột lưu huỳnh trộn đều với cồn Iod và Dipterex với dầu thực vật và bôi lên da thỏ 2 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc đặc trị bệnh nấm ở thỏ khác như:
- Thuốc trị nấm da ở thỏ AT-25
- Thuốc trị nấm Ivercen
- Thuốc trị nấm da thỏ Vetraz
- Thuốc chữa bệnh nấm da thỏ Amivet-12.5
4. Cách phòng bệnh nấm ở thỏ thế nào?
Việc phòng tránh bệnh nấm ở thỏ là rất cần thiết giúp đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho thỏ phát triển. Dưới đây là cách phòng bệnh nấm ở thỏ hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát, máng ăn cần thường xuyên thay.
- Thức ăn cho thỏ phải sạch sẽ và tuyệt đối không được cho thỏ ăn các loại thực phẩm thiu, mốc hoặc biến đổi chất.
- Cần hạn chế cho thỏ tiếp xúc với những chú thỏ mới được mua.
- Dùng thuốc trị nấm cho thỏ đều đặn hàng ngày, khoảng 15 ngày/lần.
- Đảm bảo môi trường sống được sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.
- Bố trí ánh sáng trong chuồng nuôi và tránh ẩm ướt. Nên đặt chuồng ở nơi có rãnh thoát phân và có lỗ thoát.
- Thường xuyên tẩy uế chuồng trại cho thỏ bằng cách rắc vôi bột hoặc phun hóa chất để tránh bệnh lây lan.
Trên đây là cách trị thỏ bị nấm an toàn và hiệu quả tại nhà. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình loại thuốc đặc trị nhất bệnh nấm ở thỏ và có cách phòng bệnh tốt nhất cho thú cưng của mình.