Thỏ có lây bệnh cho Người không? Bệnh nào và Cách ngăn ngừa

Thỏ có lây bệnh cho người không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đang nuôi thỏ làm cảnh hoặc thường xuyên tiếp xúc thịt thỏ. Cùng tìm hiểu các bệnh thỏ lây sang người và cách phòng tránh hiệu quả dưới đây.

Thỏ có lây bệnh cho người không?

Với câu hỏi thỏ có lây bệnh cho người không, thì câu trả lời là có. Thỏ có thể lây bệnh sang người nếu như thỏ có nhiễm bệnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu các bệnh thường gặp từ thỏ lây sang người và có cách phòng tránh hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Các bệnh thường gặp ở thỏ lây sang người

Bệnh do vi khuẩn Tularemia và nấm là hai bệnh thường gặp nhất từ thỏ lây sang người. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị dưới đây:

Bệnh do vi khuẩn Tularemia

Bệnh do vi khuẩn Tularemia do các loài động vật gặm nhấm hoang dã gây nên, thường gặp nhất ở loài thỏ và chuột nước. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như: Đau đầu, buồn nôn và sốt.

Tại vị trí vết thương có dấu hiệu nổi các nốt sẩn màu hồng, sau đó thành vết loét. Kèm theo đó là các hạch đau, mưng mủ và sưng to. Trong thời gian đầu triệu chứng xuất hiện ở mắt hoặc đầu chi. 

Người bệnh khi nhiễm vi khuẩn Tularemia từ thỏ đó là: Lá lách to, đau khớp, phát ban trên da và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng: Viêm phổi, viêm màng ngoài tim và viêm tủy xương. Cách điều trị hiệu quả là dùng thuốc Streptomycin, Tetracyclin, Chloramphenicol trong 4 – 5 ngày cho tới khi hết triệu chứng. Nếu dùng thuốc không có hiệu quả, cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.

Bệnh nấm thỏ

Thời điểm dễ lây bệnh nấm thỏ nhất là mùa mưa phùn ở miền Bắc có độ ẩm cao, tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Trong một số trường hợp nhiễm bệnh do không sát khuẩn sạch sẽ lồng và dụng cụ ăn uống. Khi bị nấm thỏ người bệnh sẽ có biểu hiện nổi mụn nhọt li ti, sau đó lan khắp cơ thể.

Cách điều trị bệnh nấm thỏ đó là kiêng tắm gội bằng các loại mỹ phẩm và xà phòng khoảng 7 – 10 ngày. Nấu nước lá trầu không và trực tiếp sát lên vị trí bị nấm thỏ. Kết hợp với thuốc dạng bôi nấm 1 – 2 lần/ngày, thời điểm tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ.

Có thể sử dụng các loại thuốc hàng nội địa điều trị bệnh về da như: Hắc lào, viêm da cơ địa, viêm da… Lưu ý, khi điều trị nấm thỏ không nên dùng thuốc dạng uống sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thỏ cắn có bị gì không?

Thức ăn hàng ngày của thỏ là thực vật và cỏ, vì vậy bộ răng của chúng không bẩn như bạn nghĩ. Vì vậy nếu bị thỏ cắn bạn không nên lo lắng quá và không gây ảnh hưởng gì tới sức khoẻ. Nếu bị thỏ hoang cắn và không xác định được nguồn gốc, bạn nên xử lý vết thương đúng cách để tránh gây nhiễm trùng.

Cách phòng tránh các bệnh thường gặp từ thỏ lây sang người

Cách phòng tránh các bệnh lây từ thỏ sang người rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các cách sau:

  • Nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thỏ, chăm sóc hoặc cho thỏ ăn. 
  • Đối với thỏ bị bệnh khi cho ăn và chăm sóc nên mặc đồ bảo hộ và quần áo dài tay để tránh lây bệnh.
  • Khi nuôi thỏ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ đồ ăn thức uống để tránh vi khuẩn gây bệnh cho thỏ và lây sang người.
  • Nếu thấy thỏ có dấu hiệu của bệnh, cần tách riêng ra chuồng khác để tránh lây sang những con còn lại trong cùng đàn.
  • Nên hạn chế tiếp xúc và ăn thịt thỏ khi bị nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Khi mắc các bệnh lây nhiễm từ thỏ nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả. Không nên tự ý chữa tại nhà sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Như vậy là bạn đã biết được thỏ có lây bệnh cho người không rồi chứ? Hy vọng sẽ giúp bạn có cách điều trị và phòng tránh các bệnh từ thỏ lây sang người một cách hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây