Chim Họa Mi: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu, Mua ở đâu?

Họa Mi là giống chim nổi tiếng với giọng hót hay khiến bao người mê mẩn. Vì vậy nhiều người chọn mua chim Họa Mi để nuôi làm cảnh trong gia đình. Cùng my-pet tìm hiểu đặc điểm, cách nuôi, thức ăn, giá và địa chỉ mua chim Họa Mi dưới đây nhé.

1. Chim Họa Mi tiếng Anh là gì?

Chim Họa Mi tiếng Anh là gì? Nightingale là tên tiếng Anh của chim Họa Mi. Giống chim này có nguồn gốc từ lục địa châu Á (Lào, Trung Quốc và khu vực miền Bắc, miền Trung của Việt Nam). 

Họa Mi ưa sống ở vùng rậm rạp nhiệt đới, đồi núi hoặc nơi có nhiệt độ thấp và khí hậu lạnh như vùng núi ở nước ta như: Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu… Giống chim này thường kiếm ăn trên mặt đất với các loại côn trùng, lá cây và trái cây. Nếu được chăm sóc tốt, chim có tuổi thọ từ 12 – 17 năm.  

Chim Họa Mi tiếng Anh là gì?

2. Đặc điểm của chim Họa Mi

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng nhận biết chim Họa Mi:

2.1. Kích thước 

Về kích thước chim Họa Mi có kích thước trung bình, với chiều dài khoảng 21 – 25cm và nặng 49 – 75kg. Chim Họa Mi có bề ngang bằng với chim Cu ngói. 

2.2. Hình dáng

Họa Mi có dáng người thuôn, thân hình đầy đặn và lưng thẳng, cùng đôi cánh mở rộng và cụp sát cơ thể. Đặc biệt đuôi cánh đan chéo với nhau hình quạt. Chân chim nhỏ, cao và thay đổi nhiều màu sắc khác nhau.

2.3. Mắt 

Điểm nổi bật của chim Họa Mi đó chính là những vòng trắng ở xung quanh mắt. Giống chim này có đôi mắt to, tròn và có màu đỏ hoặc xanh đậm long lanh.

2.4. Phần đầu

Đầu chim Họa Mi thường tròn, có cổ ngắn và mỏ nhọn hoặc hình chữ V hơi dài úp với nhau. Mép mỏ của chim gần với mắt và mũi có râu. 

2.5. Lông 

Lông của chim Họa Mi rất mượt và mềm. Lông ngắn phủ khắp thân chim và lông ở đầu, cổ chim dạng vân màu đen. Lông ở bụng chim có màu nâu nhạt.

Đặc điểm của chim Họa Mi

3. Giọng hót của chim Họa Mi thế nào? 

Giọng hót của chim Họa Mi khiến biết bao người say mê. Chim Họa Mi có giọng hót rất hay, thánh thót và khi hót rất ít khi bị trùng lặp. Thông thường giọng của chim trống sẽ trong, tiếng hót dài và hay hơn so với chim mái. Không phải con chim Họa Mi nào cũng hót hay, tùy theo tính bẩm sinh của chim. Nếu như bạn biết cách tập luyện cho chim hót và nghe clip từ chim hót thường xuyên thì chim sẽ nhanh hót và phát huy được giọng hót trời phú của mình. 

Tìm hiểu thêm:

4. Tìm hiểu tập tính của chim Họa Mi

Khi sống trong môi trường tự nhiên, chim Họa Mi thường kiếm ăn từ các lớp lá theo từng cặp hoặc bầy đàn. Thức ăn của chim Họa Mi chủ yếu là các loại côn trùng. Vào thời kỳ sinh sản chim ăn nhiều hơn và cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, gồm kiến và châu chấu. Ngoài ra, chim Họa Mi cũng ăn trái cây và hạt ngô. 

Về tập tính sinh sản, chim Họa Mi thường sinh sản vào tầm tháng 6 – 7 Âm lịch. Tổ của chim Họa Mi thường làm từ lá tre, cỏ và rễ cây. Vào mùa sinh sản chim Họa Mi thường đẻ từ 2 – 5 trứng và ấp trong vòng 13 – 16 ngày, sau đó chim bố, chim mẹ sẽ kiếm ăn nuôi con. 

Tìm hiểu tập tính của chim Họa Mi

5. Cách phân biệt chim Họa Mi đực và cái 

Để phân biệt chim Họa Mi đực và cái, bạn có thể dựa vào dấu hiệu dưới đây: 

5.1. Giọng hót

Chim Họa Mi trống thường có tiếng kêu lảnh lót, trong và êm tai. Trong khi đó chim mái ít hót, giọng rè và không được rõ nét như chim trống. 

5.2. Bộ lông 

Họa Mi trống có màu lông sẫm, còn chim mái có màu nâu nhạt hơn. Lông của chim cái dày và xù hơn so với chim trống vì nằm ấp trứng.

5.3. Đuôi

Dựa vào đuôi để phân biệt Họa Mi đực và cái. Họa mi trống có đuôi dài và vị trí tiếp giáp giữa thân đuôi có màu đẹp tự nhiên. 

5.4. Vóc dáng 

Chim Họa Mi đực có dáng cao hơn so với chim mái. Hình dáng của chim họa mi đực dữ hơn, hàm bạnh, mỏ to, thân hình cao và chân to. Con mái thường nhỏ và có dáng người thấp hơn. 

6. Cách nuôi chim Họa Mi đẹp, hót hay

Cùng my-pet.vn tìm hiểu cách nuôi chim Họa Mi dưới đây:

6.1. Lồng chim 

Về lồng nuôi chim Họa Mi, bạn có thể sử dụng lồng mây hoặc lồng tre. Nên chọn lồng có đường kính dài khoảng 40cm hoặc nhỏ hơn, tùy theo số lượng chim. Sau khi tắm nên vệ sinh sạch sẽ lồng chim để tránh vi khuẩn và nấm gây bệnh. Vào buổi tối khi chim đi ngủ, bạn nên đậy kín áo lồng lại để đảm bảo an toàn và giúp chim ngủ ngon, tránh mèo hay chuột tấn công.

Vị trí treo lồng nên chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không nên quá ồn ào hay nhiều người đi lại. Đối với chim chưa thuần, cần tránh treo chim ở nơi có đông người vì sẽ khiến chim hoảng, không ăn và không hót. Ngoài ra, cần lưu ý bố trí đầy đủ cóng thức ăn, cóng nước và khay ở dưới đáy để đựng phân chim. Với mỗi cầu lồng nên đặt 2 – 3 cây gỗ hoặc tre để chim đậu. 

6.2. Thức ăn – Chim Họa Mi ăn gì? 

Bạn đang thắc mắc chim Họa Mi ăn gì? Chim Họa Mi thường ăn các loại châu chấu, cào cào, trứng kiến… Sau đó bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho chim như: Hạt kê, ngũ cốc, cám chim. Cùng với nước uống hàng ngày và nên thay nước thường xuyên cho chim Họa Mi. 

Đối với chim bắt ngoài tự nhiên và chim nuôi thuần cũng có cách lựa chọn thức ăn khác nhau. Cụ thể: 

6.2.1. Chim bắt tự nhiên

Ở giai đoạn đầu bạn nên cho ăn các loại thức ăn từ tự nhiên, sau đó dần cho ăn thêm cám để chim thích nghi dần. Tuyệt đối không cho chim ăn cám ngay, vì sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của chim và mắc các bệnh về đi ngoài, táo bón, đầy hơi, khó tiêu.

6.2.2. Chim nuôi thuần

Thức ăn cho chim nuôi thuần sẽ quen với việc ăn cám, nên chọn thức ăn cho chim cũng đơn giản hơn. Đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên hỏi người bán và thức ăn và điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn. Lượng thức ăn mỗi ngày của chim Họa Mi khoảng vài thìa cafe.

6.3. Cách tắm 

Đối với chim Họa Mi được bắt từ tự nhiên bạn không nên tắm ngay cho chim, mà nên đợi cho chim dần quen với môi trường nuôi rồi tắm. Nên đặt lồng ở vị trí có nhiều ánh sáng, nước và cóng cám. Khi nhiệt độ môi trường cao chim sẽ vẩy nước từ cóng để tắm. Chim Họa Mi thường hót và tắm vào buổi sáng. Sau vài ngày chim sẽ ra giọng và quen với cách tắm bằng lồng. 

Cách nuôi chim Họa Mi đẹp, hót hay

7. Cách huấn luyện giọng hót của chim họa mi 

Không phải con chim nào cũng có giọng hót hay từ bẩm sinh, vì vậy khi nuôi chim bạn cũng cần có cách huấn luyện để chim hót hay. Cụ thể: 

7.1. Sử dụng chim mồi

Nên cho chim tập dượt thường xuyên và tiếp xúc với những con chim họa mi khác. Bạn cũng nên treo chim Họa Mi ở cạnh những lồng chim khác để nghe theo giọng điệu. 

7.2. Phát giọng bằng đĩa 

Chim Họa Mi có khả năng học hỏi giọng hót của chim khác rất tốt. Vì vậy, bạn nên cho chim nghe file ghi âm hoặc băng đĩa sẽ giúp chim kích giọng. Nên đặt chim ở vị trí cao, yên tĩnh và vén lồng lên để nghe chim hót rõ hơn. 

8. Các bệnh thường gặp ở chim Họa Mi 

Khi nắm rõ các bệnh thường gặp ở chim Họa Mi sẽ giúp bạn sớm nhận biết và có cách phòng trị hiệu quả. 

8.1. Bệnh tiêu chảy

Dấu hiệu là phân trắng giống như bột gạo kèm chất nhầy ở niêm mạc ruột. Nếu không điều trị sớm chim sẽ bỏ ăn, không hót hay và dần đói lả.

Nguyên nhân là do chim ăn quá nhiều cám có đạm hoặc mồi tươi. Vì vậy bạn nên để cho chim tiêu hóa hết thức ăn còn thừa trong men ruột và đào thải độc tố ra ngoài. 

Cách điều trị: Ngừng cho chim ăn thức ăn tươi và chỉ nên cho ăn cám cò nhạt. Trong trường hợp nặng nên dùng thuốc chữa tiêu chảy hoặc tiêm dưới da. 

8.2. Đau mắt 

Chim Họa Mi có tình trạng đau mắt do nhiễm khuẩn, tuy nhiên cách điều trị khá đơn giản. Bạn chỉ cần mua Cloramphenicol để nhỏ 3 – 4 lần/ngày chim sẽ khỏi. 

Các bệnh thường gặp ở chim Họa Mi 

8.3. Bệnh khàn tiếng 

Bạn sẽ thấy chim Họa Mi hót nhưng giọng bị khàn và không được trong. Nguyên nhân là do viêm thanh quản và giãn thanh quản.

Cách chữa họa mi bị khàn giọng rất đơn giản, bạn lấy viên than củi rồi ngâm cùng với nước lã để qua đêm. Sau đó chắt lấy nước và thêm vài giọt chanh + hạt muối. Đổ vào cóng để cho chim uống. Sau vài tuần thực hiện giọng hót của chim sẽ cải thiện. 

9. Giá chim Họa Mi bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bạn đang thắc mắc chim Họa Mi giá bao nhiêu? Giá chim Họa Mi còn tùy thuộc vào mục đích bạn mua chim làm gì. Cụ thể nếu mua chim để sinh sản làm giống, thì chim mái sẽ đắt hơn chim trống. Giá dao động từ 1,2 – 1,8 triệu đồng. 

Nếu mua chim Họa Mi đã có giọng hót, ngoại hình đẹp, đã thuật và chim đấu, giá từ 2 – 6 triệu đồng/con. Với chim Họa Mi mới gia giàng, có giá từ 200.000đ – 500.000đ. 

Về địa chỉ mua chim Họa Mi bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Có thể mua chim Họa Mi ở rất nhiều nơi tại khu vực Hà Nội/Sài Gòn. Bạn có thể tham khảo các trại chim, cửa hàng chuyên kinh doanh chim cảnh hoặc các hội nhóm về chim. 

Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm, thức ăn, cách nuôi, giá và địa chỉ mua chim Họa Mi. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được cho mình chim đẹp và ưng ý nhất để làm cảnh hoặc sinh sản nhé!

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây