Cách nuôi Tôm Kiểng không cần Oxy đơn giản

Cách nuôi tôm kiểng không oxy được nhiều người quan tâm hiện nay, vừa đơn giản lại tiết kiệm được chi phí. Vậy cách nuôi như thế nào đơn giản và hiệu quả nhất? Cùng Mypet đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết dưới đây. 

Cách nuôi tôm kiểng không oxy 

Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của tôm cảnh. Chính vì vậy bạn cần đảm bảo môi trường nuôi tôm thuận lợi và cung cấp đầy đủ oxy để tôm phát triển. Để nuôi tôm kiểng không oxy bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách làm hồ như sau: 

– Đầu tiên cần xác định được kích thước của ao và đào theo đúng hướng của bản vẽ. 

– Tiếp theo dùng bạt lót (màng HDPE) lót ở dưới đáy ao và phủ kín toàn bộ bờ góc ao. 

– Thiết kế thêm bộ lọc để phân phối oxy cho tôm phát triển. 

Cách dùng ao lót bạt sẽ giúp bạn nuôi tôm kiểng mà không cần phải dùng oxy. Bạn có thể lắp máy sục hoặc không đều được. Bên cạnh đó có thể trang trí thêm nham thạch, sỏi, đá hay cây thuỷ sinh, vừa tăng tính thẩm mỹ lại làm nơi cho tôm trú ẩn. 

Có nên nuôi tôm cảnh không cần oxy

Tôm kiểng hay bất kỳ loại động vật nào cũng vậy, để duy trì sự sống cần phải có oxy để thở cũng như thải khí cacbonic. Vì vậy tôm cảnh rất cần oxy, chúng sẽ hấp thụ lượng oxy hòa tan ở trong nước qua mang. Trong trường hợp oxy thấp sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm và hạn chế mọi hoạt động.      

Oxy có vai trò vô cùng quan trọng khi nuôi tôm cảnh. Khi thiếu oxy sẽ khiến tôm cảnh hoạt động chậm và ít bơi. Nhiều trường hợp khiến tôm ăn ít hơn bình thường và có thể bỏ ăn một cách đột ngột. Tôm kiểng cũng là loài nhạy cảm với môi trường không cung cấp đủ oxy và chúng có thể xuất hiện những hành động không kiểm soát. Chính vì vậy oxy có vai trò rất cần thiết đối với tôm cảnh.  

Vì sao tôm kiểng bị thiếu oxy? 

Khi biết được cách nuôi tôm kiểng không oxy, bạn cũng nên tìm hiểu những nguyên nhân khiến tôm cảnh dễ bị thiếu oxy dưới đây: 

– Mật độ tôm cảnh quá nhiều: Nguyên nhân thường gặp nhất là do bạn nuôi tôm cảnh với số lượng quá nhiều. Khi đó sẽ làm hạn chế lượng oxy trong bể và khiến chúng tranh giành nhau để lấy oxy. Chính vì vậy, khi nuôi tôm kiểng bạn cần đảm bảo mật độ phù hợp. Không nên nuôi tôm cảnh với mật độ quá lớn sẽ làm giảm chất lượng nuôi và không có tính thẩm mỹ. 

– Nhiệt độ nước cao: Nước ấm có khả năng giữ nước ấm kém xa so với nước lạnh. Do đó, khi nuôi tôm cảnh bạn không nên để nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm nồng độ oxy. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ trong bể cao sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động cũng như trao đổi chất của tôm cảnh. Khi đó sẽ khiến cho tôm cảnh có nhu cầu cao hơn về hàm lượng oxy. Trong trường hợp này bạn cần thay nước với nhiệt độ thấp hơn càng sớm càng tốt. 

– Chất thải dư thừa: Nếu nước trong bể có lượng chất thải dư thừa lớn sẽ làm giảm lượng oxy ở trong nước. Điều đó sẽ làm cạn nguồn oxy và việc bạn cần làm là phải thường xuyên loại bỏ chất thừa trong bể để tôm phát triển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó nên chú ý cho tôm kiểng ăn với số lượng thức ăn vừa phải, tránh thừa quá nhiều sẽ dễ gây ô nhiễm. 

– Hoá chất và thuốc: Trong một số trường hợp các loại thuốc và hóa chất cũng gây ảnh hưởng tới nồng độ oxy trong bể. Do đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại hoá chất hay thuốc nào để vệ sinh bể tôm kiểng. 

– Thực vật thuỷ sinh: Thực vật thuỷ sinh giúp thúc đẩy sự oxy hóa, trong một số trường hợp sẽ khiến cho lượng oxi thiếu. Do đó, bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng trong bể để tạo ra lượng oxy cần thiết cho tôm kiểng phát triển.

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã nắm rõ được cách nuôi tôm kiểng không cần oxy rồi đúng không? Mong rằng với những chia sẻ hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có cách nuôi tôm cảnh một cách hiệu quả và khỏe mạnh nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây