Dấu hiệu tép thiếu khoáng và cách châm

Các loại khoáng chất rất cần thiết đối với sự phát triển của tép, trong trường hợp không được cung cấp đủ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tép. Vậy dấu hiệu tép thiếu khoáng thế nào và cách châm khoáng ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

Tép cần những loại khoáng nào? 

Để đảm bảo sự phát triển tép rất cần được bổ sung đầy đủ các loại khoáng như sau: 

– Canxi và magie: Giúp tép bảo vệ được kẻ thù xung quanh và khi tép lột vỏ chúng sẽ hấp thu chất khoáng từ lớp vỏ cũ. Chính vì vậy khi tép mới lột bạn không nên vớt ngay. Khi thiếu canxi tép sẽ không thể hoàn thành được quá trình lột vỏ. 

– Kali: Tiếp theo là kali giúp tép phát triển tế bào và sản xuất hormone. 

– Đồng: Mặc dù tép dễ bị ngộ độc đồng, nhưng vẫn cần một lượng nhỏ cần thiết để phát triển. 

– Kẽm và Boron, Mangan cũng là những khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của tép. 

Dấu hiệu tép thiếu khoáng

Dưới đây là những dấu hiệu tép thiếu khoáng dễ nhận biết nhất mà bạn có thể tham khảo:

– Khả năng sinh sản kém hơn vì chất lượng trứng bị ảnh hưởng.

– Vì khoáng có tác dụng chống oxy hóa và phân chia tế bào. Do đó nếu tép thiếu khoáng sẽ dễ bị bệnh, yếu và mắc các bệnh ngoài vỏ, thậm chí là nhiễm trùng. 

– Khi thiếu khoáng sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành của vỏ tép. Bạn sẽ thấy vỏ mỏng và mềm hơn, rất dễ vỡ đặc biệt là khi tép lột vỏ. 

– Bạn sẽ thấy vỏ tép sau khi lột rất mỏng và bị mất màu. 

– Tép bị hở cổ hoặc con bị chậm lớn cũng là dấu hiệu tép thiếu khoáng. 

Cách tép hấp thụ khoáng

Mặc dù có thể hấp thu khoáng là canxi trong môi trường sống, nhưng chủ yếu tép sẽ lấy khoáng từ nguồn thức ăn hàng ngày. Đối với tép nuôi trong môi trường nước ngọt cần đảm bảo điều hoà áp suất thẩm thấu và đẩy nước ra ngoài. Tép cần hoạt động liên tục để đẩy nước ra ngoài và khi không đẩy hết bạn sẽ thấy chúng bị phình bụng. Đó là lý do vì sao tép thích nhận khoáng từ đồ ăn thay vì trong môi trường nước. 

Bình thường tép cũng cần được cung cấp đủ khoáng, nhưng ở giai đoạn đang lớn hoặc sinh sản thì nhu cầu càng lớn hơn. Ngoài ra, trong thời gian bị bệnh tép cũng cần được cung cấp đầy đủ khoáng cần thiết để mau hồi phục. 

Cách bổ sung khoáng cho tép

Khi nắm rõ được các dấu hiệu tép thiếu khoáng, bạn cũng nên tham khảo cách bổ sung khoáng cho tép như sau: 

Châm thêm khoáng cho tép

Khoáng ở trong nước sẽ giúp tép hấp thu hàm lượng canxi tốt và đảm bảo lột xác thành công. Bên cạnh đó, khoáng còn giúp tép phát triển tốt và luôn khoẻ mạnh. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tép được bán giúp bạn bổ sung cho tép. Hoặc có thể bổ sung khoáng cho tép bằng vỏ trứng. Trong vỏ trứng gà có chứa hàm lượng lớn canxi cacbonat cùng các chất khoáng như kẽm, sắt, magie… bổ sung dinh dưỡng cho tép. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: 

– Luộc vỏ trứng khoảng 5 – 10 phút để tiêu diệt vi khuẩn. 

– Đợi cho vỏ trứng khô lại. 

– Sau đó nướng vỏ trứng trong lò vi sóng để vỏ khô lại và có độ giòn.

– Đốt vỏ trứng và cho vào máy xay thành bột. 

– Cho bột vỏ trứng vào trong bể nuôi tép là đã có thể bổ sung canxi cho tép rồi. 

Cải thiện chất lượng thức ăn cho tép

Tép cần được đảm bảo chế độ ăn uống giàu hàm lượng canxi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các nguyên tố vi lượng ở động và thực vật. Khi nuôi trong môi trường tự nhiên tép có thể ăn bất kỳ thứ gì ngoài tự nhiên, chính vì vậy bạn nên đa dạng khẩu phần ăn cho tép.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tép là loài có khả năng bơi rất kém. Chính vì vậy bạn nên bổ sung các loại thức ăn chìm cho tép. Ngoài ra, cần kết hợp với các loại rau và củ tự nhiên cho tép như: Dưa leo, cải xoăn, cà rốt, cải bắp, đậu xanh, súp lơ, cải thảo, rau chân vịt…

Nắm rõ những dấu hiệu tép thiếu khoáng ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết và có cách bổ sung kịp thời. Khi đó sẽ đảm bảo được sự phát triển của tép ở mức tốt nhất. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây