Tép Vàng: Đặc điểm, Cách nuôi, Phân biệt Tép Vàng Đài và Tép Vàng Thái

Nếu bạn đã quá quen thuộc với tép đỏ hay tép xanh, thì hãy cùng tham khảo xem tép vàng có gì khác biệt so với những loài tép này nhé. Ngay sau đây Mypet sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về đặc điểm, cách nuôi, phân biệt giữa tép vàng Thái và tép vàng Đài dưới đây. 

Nguồn gốc của tép vàng 

Tép vàng là giống tép cảnh được nhiều người ưa chuộng, thường được nuôi trong bể trang trí hoặc bể thuỷ sinh. Cách nuôi tép màu khá đơn giản và không mất nhiều thời gian chăm sóc. Loài tép này được nhiều người yêu thích với toàn thân nổi bật màu vàng đẹp cuốn hút. Nguồn gốc của tép vàng từ Thái và Đài Loan, mỗi loài tép sẽ có đặc điểm nhận biết riêng. 

Cách phân biệt tép vàng Thái và tép vàng Đài 

Tép vàng Thái nổi bật với màu cam, một số con có thêm sọc ở lưng khá giống với tép vàng Đài. Tuy nhiên màu vàng cam và vàng dạ quang là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết được hai loài tép này.  

Nhìn chung cơ bản hai loài tép vàng này có ngoại hình khá giống nhau, vì vậy bạn có thể dựa vào các đặc điểm trên để nhận biết dễ dàng. Tép vàng đài có màu vàng tươi giống như chanh tươi và có ít sọc hơn so với thép vàng của Thái.            

Khả năng sinh sản của tép vàng 

Tép vàng là loài có khả năng sinh sản tốt ngay cả ở môi trường nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh, tép vàng cái mang trứng trong khoảng 2 tuần rồi đẻ. Tép con sau khi sinh ăn tảo và rong rêu như tép bố và mẹ. Trong thời gian đầu đời tép vàng sẽ lột xác.     

Thức ăn của tép vàng là gì?

Tép vàng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào như: Rau củ luộc, vi sinh vật, tảo, lá cây khô, dưa chuột, đậu đũa, ốc, phân, rong rêu, tảo… Tuy nhiên, đối với lá khô và các loại rau củ khi cho tép ăn cần phải luộc chín để loại bỏ vi khuẩn rồi mới cho ăn. Ngoài ra, cần bổ sung thêm viên tảo để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Cụ thể thức ăn cho tép cảnh gồm: 

– Thức ăn động vật: Tim, thịt lợn, tôm, thịt bò luộc giúp tép lên màu đẹp. 

– Tép cảnh cũng có thể ăn được các loại tảo rêu hại. 

– Thức ăn từ thực vật gồm rau củ quả.

– Lá cây như lá bàng hay lá dâu cũng giúp tép cảnh tăng cường khả năng miễn dịch và đề kháng. 

Quy trình thả tép vàng vào bể đúng cách 

Để nuôi tép vàng hiệu quả nhất bạn cần nắm rõ quy trình thả như sau:  

– Nên thả tép vào hồ càng sớm càng tốt, thả cả bịch nilon. Mục đích giúp tép không bị căng thẳng và sớm thích nghi với môi trường mới. Mặc dù mới mua về bạn sẽ thấy màu sắc của tép hơi nhạt hơn một chút, nhưng sau đó sẽ lên màu bình thường. 

– Tiếp theo tắt đèn ở trong hồ cá, vì nếu đèn quá sáng sẽ khiến cá bị căng thẳng. Ngoài ra, trong hồ nuôi cũng cần trang trí thêm gỗ lũa, cây thuỷ sinh cho tép ẩn náu.  

– Thả túi đựng tép lên mặt hồ cho cá dần quen với môi trường. Sau khoảng 15 – 20 phút bạn có thể mở túi ra, lấy một nửa nước trong túi và một nửa nước trong bể cũ. Rồi mới thả tép vào trong hồ.  

– Sau khi thả tép nên theo dõi xem tép có dấu hiệu gì bất thường hay không và nếu thấy tép bị bệnh nên tách riêng tránh lây bệnh ra những con khác. 

Cách nuôi tép cảnh hiệu quả 

Để nuôi tép cảnh hiệu quả và luôn khỏe mạnh, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây: 

– Đảm bảo chất lượng nước khi nuôi tép cảnh và độ pH từ 5 – 8

– Cần kiểm soát nhiệt độ nước khi nuôi tép cảnh ở nhiệt độ từ 22 – 24 độ C

– Nguồn thức ăn nuôi tép cảnh phải đảm bảo an toàn

– Khi nuôi tép bạn cũng nên hỗ trợ lột vỏ để tránh tép bị chết. Trong thời gian tép lột vỏ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Giá tép vàng bao nhiêu tiền? 

Giá tép vàng Thái hay vàng Đài không chênh lệch gì nhiều, dao động khoảng 20.000 – 50.000đ/con. Có rất nhiều địa chỉ để mua tép vàng như: Các hội nhóm, cửa hàng chuyên bán thuỷ sinh… 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về đặc điểm nhận biết, cách nuôi và chăm sóc tép vàng. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất khi nuôi tép vàng một cách hiệu quả. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây