Hướng dẫn cách huấn luyện Chó bảo vệ Chủ đơn giản

Huấn luyện chó bảo vệ chủ là bài tập đòi hỏi cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu người huấn luyện không có kinh nghiệm sẽ có khả năng bị chó tấn công và gây nguy hiểm. Cùng tham khảo hướng dẫn cách huấn luyện chó bảo vệ chú đơn giản qua bài viết sau nhé!

Những lưu ý trước khi huấn luyện chó bảo vệ chủ

Để có cách huấn luyện chó bảo vệ chủ hiệu quả, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:

  • Thời gian bắt đầu huấn luyện chó: Khi chó được 4 – 6 tháng tuổi là thời gian lý tưởng nhất để bạn huấn luyện chúng có thể bảo vệ được chủ của mình. Những chú chó ở độ tuổi này sẽ dễ dàng huấn luyện hơn so với với chó trưởng thành. Bên cạnh đó, từ 4 – 6 tháng cũng là thời gian tốt để chó học tập và tiếp thu nhanh chóng.
  • Dạy từ điều cơ bản nhất: Để dạy chó có thể bảo vệ được chủ của mình, thì việc đơn giản và cơ bản nhất. Huấn luyện chó là một quá trình lâu dài, cần bắt đầu từ việc đi vệ sinh đúng cách, sau đó là những kỹ thuật phức tạp hơn như bảo vệ chủ, canh giữ tài sản.
  • Chọn giống chó bảo vệ chủ: Bên cạnh những giống chó có gen di truyền, giống chó nòi thì bạn cũng có thể lựa chọn nhiều chú chó khác để huấn luyện bảo vệ chủ. Những giống chó được yêu thích và lựa chọn để huấn luyện hiện nay phải kể đến: Chó Chow Chow, chó Pug hoặc giống chó Becgie, Doberman, Akita, Doberman Pinscher… 

Làm thế nào để phân biệt chó tấn công và bảo vệ chủ?

Để huấn luyện chó bảo vệ chủ thì việc phân biệt đâu là giống chó tấn công và chó có thể bảo vệ chủ là rất quan trọng. Nếu bạn vẫn chưa biết cách phân biệt, thì có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Chó bảo vệ chủ: Nhiệm vụ của chó bảo vệ chủ là canh gác và sủa khi thấy có tiếng báo động thấy có sự xâm nhập của người lạ cho chủ nhà biết. Huấn luyện chó bảo vệ không cần nhiều phức tạp và chỉ cần dạy chúng nhiều lần cho tới khi thành thục là được.
  • Chó tấn công: Giống chó này có nhiệm vụ là tấn công và hiểu được dừng tấn công nếu có hiệu lạnh. Chó tấn công sẽ không được nuôi trong nhà, mà chủ yếu huấn luyện tại các trung tâm bảo vệ, huấn luyện, các cơ quan công an, cảnh sát và bộ đội. Cho tấn công sẽ được huấn luyện rất kỹ và chỉ tấn công khi có hiệu lệnh. Việc huấn luyện chó tấn công rất quan trọng, vì nếu không đúng cách sẽ bị chó tấn công và gây nguy hiểm.

Lưu ý: Đối với chó giữ khi huấn luyện cần áp dụng 2 tín hiệu gồm: Bắt đầu và kết thúc. Vì nếu ra tín hiệu nhưng không dừng chó sẽ không biết được khi nào ngừng hoặc thôi tấn công và rất nguy hiểm.

Hướng dẫn cách huấn luyện chó bảo vệ chủ đơn giản

Cùng tham khảo hướng dẫn cách huấn luyện chó bảo vệ chủ đơn giản theo các bước dưới đây:

Dạy chó cách sủa

Trước tiên là cần dạy chó sủa và chỉ sủa khi nào, chứ không phải lúc nào cũng có thể cất tiếng sủa. Để thực hiện được điều này bạn cần điều khiển lệnh sủa cho tới khi đạt yêu cầu sẽ ra hiệu lệnh dừng. Nên xích chó lại và nhờ người lạ đứng trước mặt chúng. Khi đó theo bản năng chó sẽ sửa và bạn đứng cạnh sẽ cầm xích chỉ tay về người lạ và hô “ngưng”.

Nếu chó ngừng sủa, bạn hay vuốt ve chúng và dành lời khen “giỏi”. Thực hiện cách dạy chó sủa hàng ngày, 2 lần/ngày và mỗi lần là 30 phút.

Dạy chó cách bảo vệ mục tiêu

Khi huấn luyện được chó sủa thành công rồi, bạn dạy cách bảo vệ mục tiêu. Để thực hiện bạn hãy xích chó lại và ra lệnh cho chúng ngồi rồi đặt túi xách ở cạnh. Sau đó nhờ người lạ tới lấy túi xách, theo phản xạ chó sẽ đứng dậy sủa. Lúc này bạn ra hiệu lệnh chó ngồi và đứng cách xa rồi thực hiện các bước tương tự.

Khi chó đứng hãy ra lệnh “canh giữ” và lặp lại nhiều lần cho quen. Tiếp theo huấn luyện chó ở bên chủ và sủa để bảo vệ. Nhờ người lạ tới gần đe doạ và lúc này chó sẽ sủa, thực hiện liên tục nhiều hướng khác nhau để chó nắm được cách bảo vệ mục tiêu.

Trên đây là cách dạy chó bảo vệ chủ đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây