Rắn Chàm Quạp: Là rắn gì, Có độc không, Đặc điểm, Ăn gì, Sống ở đâu?

Rắn chàm quạp là loài rắn thường xuất hiện vào mùa mưa và trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người, đặc biệt là khu vực phía Nam ở nước ta. Cùng tìm hiểu xem rắn chàm quạp là rắn gì? Có độc không? Đặc điểm nhận biết thế nào và môi trường sống của loài rắn này nhé.

Rắn chàm quạp là rắn gì?

Rắn chàm quạp là rắn gì? Loài rắn này còn có tên gọi là rắn lục Malaysia, khô mộc xà, rắn lục nưa, chàm quạp tượng hay rắn chàm quạp lửa… Đây là loài rắn rất độc và được xếp vào top nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Tên khoa học của rắn chàm quạp là Calloselasma rhodostoma và tên tiếng Anh là Malayan Pit Viper. 

Rắn lục nưa phân bố chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á. Loài rắn này được xem là vô cùng nguy hiểm đối với con người, vì khác với những loài khác rắn chàm quạp khi thấy con người sẽ không bỏ chạy mà sẽ ngóc đầu lên cao và tấn công. Đặc biệt nếu thấy con người đi qua rắn chàm quạp sẽ cắn, vì vậy số lượng người bị loài rắn này cắn rất nhiều. Điều đáng nói là rắn chàm quạp có màu sắc rất giống với lá cây và chúng có khả năng ngụy trang tốt nên rất khó có thể phát hiện.

Môi trường sống của rắn chàm quạp

Rắn chàm quạp được tìm thấy tại các nước Đông Nam Á như: Campuchia. Lào, Việt Nam, Indonesia… và tại một số vùng lãnh thổ tại Ấn Độ. 

Tại Việt Nam rắn chàm quạp được tìm thấy chủ yếu tại khu vực Sông Bé Phan Rang (Ninh Thuận), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Phước, An Giang… Rắn chàm quạp thường ưa sống tại khu vực có nhiều cây cối rậm rạp. Điều đáng nói là loài rắn này có màu sắc giống như lá cây nên rất khó phát hiện và thường bị rắn tấn công.

Hành vi và đặc điểm sinh thái của rắn chàm quạp

Rắn chàm quạp thường hoạt động vào ban đêm và ưa sống ở nơi có độ ẩm cao. Loài rắn này thường sống ở khu vực khô ráo, khu đất rừng thấp và thường thấy ở độ cao trên 200m. Cách săn mồi của rắn chàm quạp rất độc đáo, đó chính là chúng có cách săn mồi rất độc và chỉ sử dụng chiếc đuôi của mình lắc hoặc đu để thu hút con mồi. Khi con mồi tới gần chúng sẽ tấn công và nuốt chửng con mồi. Bên cạnh nguồn thức ăn từ môi trường tự nhiên, rắn chàm quạp còn ăn các loại gặm nhấm như: Rắn nhỏ, chuột, chim, bò sát, lưỡng cư, ếch nhái… 

Mùa sinh sản của rắn chàm quạp là mùa hè, lúc này nhiệt độ cao nên trứng sẽ nhanh nở. Vào thời kỳ sinh sản rắn cái sẽ đẻ từ 13 đến 30 quả trứng, sau đó chúng canh cho tới khi trứng nở. Sau 5 – 7 tuần ấp trứng sẽ nở thành con với kích thước từ 13 – 20cm. Rắn chàm quạp non sau khi nở sẽ tách riêng mẹ và sống độc lập.

Đặc điểm nhận biết rắn chàm quạp

Rắn chàm quạp có những đặc điểm nhận biết rất điển hình và để phân biệt loài rắn này bạn có thể tham khảo dưới đây:

– Rắn chàm quạp có kích thước trung bình từ 0,2 – 1m và trọng lượng từ 100 – 2000g. 

– Đầu rắn chàm quạp có hình tam giác. 

– Mõm hếch và nhọn theo hướng lên trên. Mắt có hình elip dựng đứng. 

– Thân rắn chàm quạp thường có màu đỏ nâu hoặc màu nâu.

– Dọc cơ thể rắn chàm quạp và sống lưng có hoa văn với nhiều màu sắc đẹp như: Nâu đậm hình tam giác hoặc đối xứng nhìn giống như cánh bướm ở hai bên. 

– Đuôi của rắn chàm quạp khá ngắn và cụt, do đó kích thước thân của loài rắn này cũng ngắn theo. 

– Màu sắc của rắn chàm quạp khá giống với trăn hoa, vì vậy nhiều người nhầm lẫn chủ quan nên bị tấn công.

– Rắn chàm quạp là loài có răng nanh dài nhất Việt Nam với chiều dài từ 8 – 10mm, khoảng 1cm. Răng nanh của rắn chàm quạp giống như  móc câu và là nơi để chúng tiêm nọc độc vào nạn nhân khi bị cắn.

Cách phân biệt rắn chàm quạp và rắn lục cườm 

Rắn chàm quạp và rắn lục cườm đều thuộc họ rắn nước và gây nguy hiểm đối với con người. Đặc biệt, hai loài rắn này có ngoại hình rất giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy cùng là họ rắn lục, nhưng chúng thuộc hai giống và hai phân họ khác nhau. Để phân biệt rắn lục cườm và rắn chàm quạp, bạn có thể tham khảo dưới đây:

– Dựa vào vị trí địa lý

Cả hai loài rắn này có môi trường sống hoàn toàn khác biệt với nhau. Cụ thể rắn chàm quạp sống tại khu vực phía Nam tới Gia Lai. Trong khi đó rắn lục cườm lại chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền Bắc tới khu vực Lâm Đồng. 

– Hình dáng bên ngoài

Rắn lục cườm có đuôi thon, thân dài và có nhiều hoa văn chứ không theo quy tắc như rắn chàm quạp. Trong khi đó rắn chàm quạp có hình tam giác và giống hai cánh bướm đối xứng với nhau. 

Về vảy đầu của rắn lục cườm là dạng nhỏ, còn rắn chàm quạp có dạng vảy lấm tấm giống như rắn nước. Bạn có thể nhìn vào dải màu chạy ở sau mắt sẽ thấy, rắn lục cườm có dải đen màu đậm còn chàm quạp có dải sáng ở phần má và đậm hơn. Mũi rắn lục cườm nhìn sẽ tù hơn, trong khi đó rắn chàm quạp nhô lên. 

Rắn chàm quạp có độc không?

Rất nhiều người thắc mắc không biết rắn chàm quạp có độc hay không? Câu trả lời đây là loài rắn rất độc. Nọc độc của rắn chàm quạp gây nguy hiểm với người khi bị cắn. Nọc độc có chứa protein ảnh hưởng tới máu của nạn nhân khi bị cắn. Do đó, khi bị rắn chàm quạp cắn nếu không có cách sơ cứu sẽ khiến nạn nhân bị xuất huyết và tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do rắn chàm quạp cắn không cao. Chủ yếu do nạn nhân chủ quan, sơ cứu không đúng cách dẫn tới nhiễm trùng, chữa bằng bài thuốc dân gian hoặc khi nhập viện quá muộn… 

Rắn chàm quạp là nguyên nhân gây ra 19,4% những trường hợp bị rắn độc cắn được thống kê từ bệnh viện chợ Rẫy. Tỷ lệ tử vong khi bị loài rắn này cắn là 20%. Triệu chứng khi bị rắn chàm quạp cắn là có hiện tượng bóng nước tại nơi cắn, sưng phồng, đau nhức kèm theo đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, tụt huyết áp… 

Tại Việt Nam rắn chàm quạp chủ yếu sống tại khu rừng cao su, cây điều tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, khu núi Cấm (An Giang), vùng núi đá vôi ở khu vực Nam Bộ, Kiên Giang… Đặc biệt loài rắn này xuất hiện với số lượng lớn vào mùa mưa, khi đó rắn sẽ tìm nơi khô ráo để ấn và thường dễ tấn công con người. Đối tượng bị rắn chàm quạp tấn công chủ yếu là công nhân và nông dân.

Khi bị rắn chàm quạp tấn công cần có cách sơ cứu đúng cách và hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng nhận biết rắn chàm quạp cắn, vì thông thường sau khi cắn chúng sẽ nằm im một chỗ và không đi lại được. Đó chính là dấu hiệu điển hình nhất để biết rắn chàm quạp cắn. Đặc biệt loài rắn này còn có biệt danh là “mìn sống”, bởi lẽ chúng thường nằm cố định tại một vị trí và có nọc độc nguy hiểm.  

Cách sơ cứu và điều trị khi bị rắn chàm quạp cắn

Khi bị rắn chàm quạp cắn, trước hết nạn nhân cần bình tĩnh để có cách sơ cứu kịp thời và hiệu quả, sau đó nhập viện sớm. Có thể tham khảo cách sơ cứu rắn chàm quạp cắn dưới đây:

Rắn chàm quạp hay bất kỳ loài rắn nào cắn bạn cũng cần nắm rõ những bước sơ cứu dưới đây:

– Nạn nhân cần bình tĩnh và nằm trên mặt phẳng, hạn chế di chuyển. Sau đó đặt vị trí cắn xuống thấp hơn với tim để tránh nọc độc di chuyển vào tim. 

– Tiếp theo rửa vết cắn với băng ép và thun từ chỗ cắn tới gốc chi hoặc dùng băng ép toàn chi. 

– Tuyệt đối không được tháo nẹp băng cho tới khi tới bệnh viện và sử dụng huyết thanh kháng nọc độc của rắn.

– Khi sơ cứu rắn chàm quạp cắn cũng không nên rạch vết thương, vì sẽ gây chảy máu và dẫn tới nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cũng không được đắp thuốc hay chườm đá, không sử dụng bất kỳ loại hoá chất nào cho tới khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Thức ăn của rắn chàm quạp là gì?

Rắn chàm quạp ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau như: Chuột, chim, ếch nhái, thằn lằn, các loài rắn nhỏ… Loài rắn này thường có tập tính săn mồi về đêm, đôi khi bạn cũng gặp chúng săn mồi vào ban ngày. 

Loài rắn này thường dùng lớp da để ngụy trang giả bất động và tấn công con mồi. Khi tấn công chúng thường dùng răng nanh để giữ chặt con mồi, vì vậy thậm chí ngay cả khi con mồi có kích thước lớn nếu chạy thoát được thì vẫn dính độc tố. 

Mơ thấy rắn chàm quạp là điềm gì?

Mặc dù là loài rắn độc nhưng nếu chiêm bao về rắn chàm quạp bạn cũng không nên quá lo lắng. Thông thường giấc mơ về rắn chàm quạp đều có những ý nghĩa tốt đẹp và không gây ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn.

Trên đây là những thông tin về rắn chàm quạp mà Mypet muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn độc này và có cách phòng tránh hiệu quả khi bị tấn công, cũng như sơ cứu kịp thời nhất. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn cụ thể.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây