Rắn Ngô: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Có độc không, Giá bao nhiêu?

Rắn ngô – loài rắn cảnh được nhiều người yêu thích và lựa chọn để nuôi hiện nay. Cùng tìm hiểu xem rắn ngô có đặc điểm như thế nào, cách nuôi, ăn gì và giá của loài rắn này bao nhiêu tiền nhé. 

Nguồn gốc của rắn ngô

Rắn ngô có tên khoa học là Pantherophis Guttatus và có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ được tìm thấy lần đầu trong những túp lều ngô của người dân châu Mỹ. Loài rắn này ăn chuột khi tới ăn ngô của người dân nơi đây. Đây là loài rắn có ích đối với con người, bên cạnh ăn chuột chúng còn ưn các loại động vật gặm nhấm phá hoại mùa màng.  

Rắn ngô có kích thước trung bình, chúng thường kiếm ăn vào lúc hoàng hôn hoặc buổi tối. Môi trường sống của rắn ngô ngoài tự nhiên là rừng cây, cánh đồng. Rắn ngô có khá nhiều ngoài môi trường sống và hiện loài rắn này được lai tạo với nhiều màu sắc và hình dáng đẹp được ưa chuộng để nuôi làm thú cưng hiện nay.      

Đặc điểm nhận biết rắn ngô

Rắn ngô có màu sắc hoa văn nổi bật và cuốn hút nên được ưa chuộng nuôi làm cảnh. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết được loài rắn này: 

Về kích thước 

Kích thước rắn ngô còn tuỳ theo khu vực mà chúng sinh sống, đối với vùng Florida khoảng 76 – 80cm. Những nơi có địa hình thấp hơn như Đại Tây Dương kích thước từ 1.5 – 1,8m.    

Màu sắc

Màu sắc của rắn ngô rất đa dạng, chúng biến thể với nhiều màu đẹp cuốn hút. Nhưng cũng có một số loài rắn ngô sống trong môi trường tự nhiên có vẩn đục do sắc tố melanin. Hình dáng bên ngoài của rắn ngô được tạo từ màu sắc và hoạ tiết.  

Bạn có thể tham khảo màu sắc hoa văn của một số loài rắn ngô như: 

– Hoa văn sặc sỡ hoặc sọc

– Hoa văn theo dải

– Hoa văn hình ziczac

– Trơn và không hoa văn

– Rắn ngô đột biến với các màu: Bạch tạng, đột biến thiếu màu đỏ và vàng, Hypomelanistic  (màu dung nham, đỏ trắng hoặc màu đỏ hoàng hôn). 

– Rắn ngô có màu caramen do sự gia tăng sắc tố vàng

– Rắn ngô đột biến hoa oải hương có màu xám tím hồng 

Các loại rắn ngô phổ biến hiện nay

Trên thế giới có nhiều loại rắn ngô, trong đó phổ biến nhất phải kể tới 3 loại sau: 

Rắn Ngô Mexico

Rắn Ngô Mexico được tìm thấy ở khu vực Mexico tiếp giáp với khu vực phía Nam và Tây của Texas Mỹ. Loài rắn này có màu xanh lục và đầu hơi bạc nhạt dần thành màu nâu. 

Rắn ngô Keys Corn

Rắn ngô Keys Corn còn được gọi là Rosy Ratsnakes được tìm thấy ở vùng Florida. Đặc điểm nổi bật của loài rắn này đó chính là có sắc tố đen giảm, bụng có màu nhạt và có nhiều màu khác như: Cam, bạc… 

Rắn ngô Slowinski

Rắn ngô Slowinski có nguồn gốc từ khu vực phía Tây của Louisiana, khu rừng thông ở phía Đông của bang Texas Mỹ. Rắn ngô Slowinski có nhiều màu đẹp nổi bật. 

Cách nuôi rắn ngô hiệu quả

Nếu bạn đang có ý định nuôi rắn ngô làm cảnh, hãy cùng tham khảo cách nuôi dưới đây: 

Chuẩn bị chuồng nuôi

Đầu tiên cần chuẩn bị chuồng nuôi bằng thùng xốp hoặc nhựa để đảm bảo sự phát triển của rắn ngô. Lưu ý thiết kế chuồng không được có khe hở, vì rắn ngô là loài ưa leo trèo sẽ bò ra ngoài. Bên cạnh đó bạn nên chuẩn bị thêm các vật dụng như tảng đá, cây để rắn leo trèo, phơi nắng. 

Trong chuồng nuôi rắn ngô cũng cần có các dụng cụ như hang hốc, máng nước làm nơi trú ẩn cho rắn. Có thể lót lớp vụn gỗ ở bên dưới sàn chuồng nuôi để rắn có không gian thoải mái. 

Môi trường sống của rắn ngô 

Một điều cần lưu ý khi nuôi rắn ngô đó là nên tạo môi trường yên tĩnh cho rắn phát triển. Không nên tiếp xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự riêng tư của rắn và khiến chúng bị ốm yếu, căng thẳng. Bạn có thể làm hộp giấy hoặc tự chế nhiều kiểu chuồng khác nhau để nuôi rắn ngô. 

Lưu ý cần vệ sinh sạch sẽ các thứ trong chuồng nuôi rắn ngô. Có thể sử dụng cây sống hoặc cây giả đều được, miễn sao đảm bảo an toàn cho rắn ngô. 

Nhiệt độ và ánh sáng trong chuồng 

Khi nuôi rắn ngô bạn cũng cần chú ý tới vấn đề nhiệt độ và ánh sáng chuồng nuôi. Loài rắn này không cần ánh sáng nhiều, tuy nhiên với một số loài rắn ngô để có màu sắc đẹp bạn nên thắp thêm đèn huỳnh quang. Lưu ý, tuyệt đối không được đặt bóng đèn ở trong chuồng nuôi rắn ngô, vì loài rắn này có tập tính khoanh tròn quanh đèn sẽ bị cháy da.

Đảm bảo được yếu tố về nhiệt độ trong chuồng nuôi rắn ngô sẽ giúp chúng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và điều tiết nhiệt độ tốt. Nhiệt độ lý tưởng nhất khi nuôi rắn ngô từ  21 – 25 độ C. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm đèn sưởi có nhiệt kế để điều chỉnh nhiệt giúp rắn sưởi ấm vào mùa đông.

Độ ẩm

Trong chuồng nuôi rắn ngô cần có bát nước để rắn tắm, vì loài rắn này rất ưa sống ở môi trường ẩm ướt. Độ ẩm thích hợp nhất từ 40 đến 60%. Bên cạnh đó, việc đặt bát nước trong chuồng còn giúp điều chỉnh độ ẩm tránh gây khô da. 

Có thể che khu vực thông gió trong lồng, vì sẽ khiến hơi ẩm thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể dùng lá nhôm hoặc đặt giấy báo trên màn hình của bể cá. Rắn ngô có sở thích ngâm trong nước, vì vậy nếu môi trường sống quá nóng hoặc quá khô sẽ không tốt. Bạn cũng nên theo dõi thời gian rắn ngâm nước phù hợp, vì nếu quá lâu sẽ không tốt cho sự phát triển của rắn. 

Thức ăn của rắn ngô là gì? 

Rắn ngô là loài ăn thịt, thức ăn chính của chúng là các loài chim hoặc động vật thuộc bộ gặm nhấm. Khi cho rắn ngô ăn bạn cần lưu ý về kích thước phù hợp để rắn dễ tiêu hóa. Rắn ngô là loài thích ăn chuột nhỏ, vì vậy bạn nên đảm bảo 1 – 2 lần/tuần. Tốt nhất nên giết chết con vật hoặc rã đông rồi mới cho rắn ăn để đảm bảo an toàn. 

Những con rắn non thường ăn sau khi vảy rụng, thức ăn là chuột con không có lông. Rắn trưởng thành có chiều dài 91 – 122cm, chúng có thể ăn 1 – 2 con mỗi/tuần. Nếu rắn có chiều dài từ 137 – 152, bạn có thể cho ăn 1 con chuột lớn hoặc 2 con con chuột nhỏ. 

>> Lưu ý khi cho rắn ngô ăn bạn nên cho ăn từng con và cần đảm bảo con mồi tiêu hóa sau 24 tiếng. Nếu như bạn cho rắn ăn tiếp khi chưa tiêu hóa sẽ khiến rắn bị nôn trớ. Tuyệt đối không được để con mồi còn sống trong chuồng quá lâu, vì chúng có thể tấn công thú cưng của bạn. 

Cách nuôi rắn ngô sinh sản hiệu quả

Rắn ngô được yêu thích nuôi làm cảnh, vì vậy bạn có thể nuôi sinh sản loài rắn này theo hướng dẫn sau: 

Khi nào rắn ngô của thể sinh sản? 

Độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất khi nuôi rắn ngô là từ 6 đến 24 tháng. Khi vào mùa sinh sản rắn ngô đực sẽ giao phối với con cái. Mùa sinh sản của rắn ngô từ tháng 3 tới tháng 5, mỗi năm chỉ đẻ trứng 1 lần và mỗi lần khoảng 30 – 40 trứng. Thời gian ấp trứng khoảng 60 ngày. Trứng rắn ngô nở vào tầm tháng 7 đến tháng 9. 

Giới tính của rắn ngô sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu nhiệt độ càng càng, thì tỷ lệ con đực càng cao và ngược lại nhiệt độ thấp là con cái. Tuổi thọ của rắn ngô từ 12 đến 15 năm. 

Cách chọn rắn ngô đực và cái sinh sản 

Rắn ngô cái nhân giống sinh sản tốt nhất là có trọng lượng trên 200g. Đối với con đực có trọng lượng từ 150g trở lên. Không nên nuôi sinh sản những con dưới tiêu chuẩn ở trên, vì chức năng sinh lý chưa hoàn thiện. 

Chăm sóc trứng sau khi đẻ

Trứng rắn ngô sau khi đẻ cần được xử lý Vermiculite trước và khử trùng bằng nước sôi và phơi ngoài trời nắng. Trong trường hợp trứng đã đẻ rồi và không có thời gian thực hiện thì bạn có thể bỏ qua. Trứng khi sinh ra bạn nên dùng bút để đánh dấu và nên lật ngửa hướng lên trên để rắn không bị chết ngạt. Khoảng 2 – 3 ngày tưới nước cho trứng một lần. 

Rắn ngô có độc không? 

Rắn ngô không có độc và không gây ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của con người. Hơn thế, rắn ngô còn mang tới nhiều lợi ích đối với con người, vì chúng đánh đuổi và săn chuột. Rắn ngô được nhiều người yêu thích được nuôi để làm cảnh với ngoại hình đẹp cuốn hút. Rắn ngô được nuôi làm thú cưng và không sinh sản sẽ có tuổi thọ lâu bền hơn. Con rắn ngô sống lâu đời nhất là 32 năm. 

Giá rắn ngô bao nhiêu tiền 1 con? 

Giá rắn ngô được bán trên thị trường dao động từ 600.000 đến 800.000đ/con, tùy theo màu sắc, kích thước và hoa văn. Những con rắn có kích thước lớn, màu sắc đẹp và nổi bật sẽ có giá thành cao hơn. 

Để mua rắn ngô bạn có thể tới các cửa hàng chuyên bán thú cưng, trại nhân giống chuyên về bò sát. Tại đây bạn sẽ được lựa chọn rất nhiều loại rắn cảnh đẹp cho bạn lựa chọn để nuôi. Trên các diễn đàn về bò sát và thú cưng có bán nhiều loài rắn ngô đẹp. Tuy nhiên khi mua rắn ngô làm cảnh bạn nên tìm hiểu những địa chỉ uy tín để lựa chọn những con rắn đẹp nhất. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về đặc điểm nhận biết, môi trường sống, cách nuôi và giá của rắn ngô. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn cảnh này và lựa chọn được cho mình những bé na đáng yêu nhất nuôi làm cảnh. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây