Rắn Màu Vàng là rắn gì? Có độc không?

Có lẽ bạn đã quen thuộc với rắn màu đen, trắng hoặc xanh và khá bất ngờ với rắn màu vàng đúng không? Vậy rắn màu vàng là rắn gì? Có độc không? Cùng Mypet đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Trong bài viết này, My Pet sẽ đề cập đến: ẩn

Rắn màu vàng là rắn gì? 

Rắn màu vàng là rắn lục đầu giáo vàng được biết đến là loài rắn độc nhất trên thế giới. Loài rắn này chỉ sinh sống tại khu vực đảo Ilha de Queimada (đảo Rắn), có vị trí cách bờ biển Sao Paulo của Brazil khoảng 32km. Thống kê có khoảng 90% trường hợp tử vong đều do loài rắn này gây nên tại Brazil.

Rắn hổ lục đầu vàng có chiều dài trung bình khoảng 70cm, một số con có thể lên tới 118cm. Toàn thân loài rắn này có màu vàng nâu nhạt, cùng những vệt nhạt ở trên lưng xen kẽ với dải dọc. Tùy từng môi trường sống mà màu sắc của loài rắn này có thể khác nhau, nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu khiến máu sắc thay đổi do thân nhiệt điều hòa không tốt. Đầu của rắn hổ lục đầu vàng có dải sọc rõ ràng và bụng màu vàng kem hoặc màu kem.

Thống kê cho thấy, khoảng 1m2 có tới 5 con rắn hổ lục đầu giáo sinh sống tại đảo Rắn Brazil. Nhiều giả thuyết cho rằng, cách đây khoảng 11 nghìn năm khi mực nước biển dâng lên cao đã chia cắt đảo rắn ra khỏi lãnh thổ Brazil. Khi đó rắn trên đảo mất dần nguồn thức ăn và chỉ còn lại chim di cư. 

Nọc độc của loài rắn này cần thời gian trong nhiều giờ mới phát huy được hết tác dụng. Chính vì vậy, khi nọc độc rắn tấn công chim và khi chim di chuyển tới khác. Do đó, loài rắn này đã tiến hóa với nọc độc mạnh hơn nhiều lần để có thể giết chết con mồi ngay lập tức. Đó là lý do vì sao nọc độc của rắn hổ lục đầu giáo lại nguy hiểm đến như vậy.

Rắn hổ lục đầu giáo ưa sống ở nơi những khu vực ít có con người sinh sống.  Do đó, số trường hợp con người bị rắn hổ lục đầu giáo cắn là rất hiếm. Tuy nhiên, loài rắn này vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do rắn cắn tại khu vực Bắc và Nam Phi. 

Đó là lý do vì sao trên đảo Rắn ở Brazil chỉ có duy nhất 1 người gác đèn sinh sống. Đặc biệt hải quân của nước này đã ra lệnh cấm tất cả công dân không được di chuyển tới đảo Rắn để không bị rắn tấn công. Chỉ có các nhà khoa học mới được phép di chuyển tới hòn đảo này để nghiên cứu.

Tuy bị cầm, nhưng vẫn có nhiều câu chuyện kể rằng: Những người sinh sống trên đảo rắn và những người lạc tại đây đều không trở về. Số lượng rắn trên đảo đã giảm xuống do sự di dời của thảm thực vật và do bệnh tật. 

Truyền thuyết kể lại rằng, sở dĩ trên hòn đảo này xuất hiện loài rắn độc này là do những tên cướp biển. Vì muốn bảo vệ an toàn cho kho báu khi chôn giữ trên đảo nên những tên cướp biển đã thả rắn độc tại đây. Tuy nhiên đây vẫn là giả thuyết nghi vấn, vì khi chủ của kho báu cũng bị chính loài rắn này tấn công.

Rắn màu vàng có độc không?

Rắn hổ lục đầu vàng là loài rắn có nọc độc siêu độc. Các nghiên cứu của nhà khoa học Ludwig Trut Bau cho biết: Tỷ lệ tử vong do rắn hổ lục đầu giáo vàng cắn chiếm khoảng 7% khi không được xử lý kịp thời và 3% khi được cấp cứu kịp thời. Rắn hổ lục đầu vàng cũng là nguyên nhân gây ra các trường hợp rắn cắn tử vong tại Brazil. 

Khi bị rắn hổ lục vàng cắn sẽ có những triệu chứng như: Đau cục bộ, phù nề, nôn mửa, buồn nôn, đi tiểu ra máu, xuất huyết ở ruột, xuất huyết não, suy thận và thậm chí là hoại tử. Nọc độc của loài rắn này gấp 5 lần so với các loài rắn khác, đặc biệt có thể làm tan chảy da của con người. Trước thời gian bị cấm đã có rất nhiều du khách tử vong do rắn hổ lục đầu vàng tấn công.

Trên đây là những thông tin về rắn màu vàng và giải đáp về rắn màu vàng có độc không. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này và có cách phòng tránh một cách hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây