Rắn sọc dưa – loài rắn phổ biến hiện nay thường sống ở môi trường bụi rậm hoặc bụi cây. Vậy rắn sọc dưa có đặc điểm gì? Ăn gì? Có độc không? Cùng Mypet tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
Rắn sọc dưa có nguồn gốc từ đâu?
Rắn sọc dưa còn được gọi là rắn hổ ngựa hay rắn rồng. Tên khoa học của rắn sọc dưa là Coelognathus radiatus, thuộc loài rắn nước và có vảy. Loài rắn này phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Môi trường sống của rắn sọc dưa là khe núi, đồng ruộng hoặc trong hang chuột. Đây là loài rắn có khả năng leo trèo tốt. Rắn sọc dưa có môi trường sống đa dạng, chúng còn được tìm thấy ở những bụi rậm, ngôi nhà hoang, bờ ao.
Đặc điểm nhận biết rắn sọc dưa thế nào?
Bạn có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt rắn sọc dưa với các loài rắn khác dựa vào những đặc điểm dưới đây:
– Rắn sọc dưa trưởng thành có chiều dài khoảng 2m và trọng lượng 3 – 4kg.
– Đầu rắn sọc dưa thon và dài, có màu nâu xám đặc trưng.
– Lưng rắn sọc dưa có màu nâu xám và có 4 đường dọc màu đen và trắng kéo dài từ gáy đến nửa thân. Hai đường sọc còn lại có kích thước lớn chạy dọc tới đuổi và 2 đường nhỏ đứt quãng. Đặc biệt có 1 đường dọc chạy ngang qua gáy tới thân.
– Tính từ mắt của rắn sọc dưa có 3 đường màu đen nhỏ chạy tới môi trên và 1 đường chạy tới thái dương và nối với vòng đen ở gáy.
– Rắn sọc dưa có màu sắc đẹp nổi bật, thân hình dẹt. Từ đầu tới cổ của rắn sọc dưa trưởng thành có màu nâu đỏ hoặc cam rất nổi bật.
Đặc điểm sinh học và hình thái của rắn sọc dưa
Rắn sọc dưa có ngoại hình nhìn khá hung dữ và rất dễ bị kích thích. Môi trường sống ưa thích của rắn sọc dưa là hang chuột hơajc các khe đá. Loài rắn này có tập tính leo trèo ở bụi cây, mái nhà tranh hay các bờ rào.
Nếu gặp nguy hiểm rắn sọc dưa sẽ phản ứng bằng cách dựng đứng thân trước trên mặt đất, phình to và há miệng rộng để tấn công đối thủ. Rắn sọc dưa rất dữ và chúng có những đặc điểm của loài rắn hổ trâu và rắn ráo khi bị tấn công.
Rắn sọc dưa kiếm mồi cả ban ngày và ban đêm, chúng thường săn đuổi con mồi. Thức ăn chính của rắn sọc dưa là chuột, ếch nhái, thằn lằn và các loài chim non. Khi sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam rắn sọc dưa thường trú đông trong những hang chuột bỏ hoang vào khoảng thời gian từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau.
Các loại rắn sọc dưa phổ biến hiện nay
Trên thế giới có nhiều loại rắn sọc dưa khác nhau, dựa vào màu sắc chia thành 2 loại gồm:
– Rắn sọc dưa gang: Loài rắn sọc dưa này có màu nhìn rất giống với trái dưa gang. Trên thân có màu vàng cùng các sọc đen chạy kéo dài trên lưng.
– Rắn sọc dưa có đường sọc đen đứt đoạn và thân màu xám: Đây là loài rắn sọc dưa có thân màu nâu, lưng màu nâu xám và đặc trưng với bốn đường màu đen kéo dài tới nửa thân.
Tập tính sinh sản của rắn sọc dưa
Khoảng thời gian từ tháng 5 – 7 là mùa sinh sản của rắn sọc dưa, chúng thường đẻ khoảng 5 đến 10 trứng mỗi lần. Vị trí rắn sọc dưa để trứng thường là các lá cây khô hoặc bụi cây. Điều đặc biệt về loài rắn này đó chính là tập tính canh trứng và bảo vệ con sau khi nở.
Rắn sọc dưa có tập tính săn chuột nên được đánh giá cao với khả năng bảo vệ mùa màng. Ngoài ra, loài rắn này còn có giá trị về mặt thương phẩm. Rắn sọc dưa được nuôi để chế các bài thuốc điều trị bệnh về xương khớp hoặc dùng để ngâm rượu chữa bệnh.
Kỹ thuật nuôi rắn sọc dưa
Để nuôi rắn sọc dưa bạn cần nắm rõ những kỹ thuật dưới đây:
Chọn giống
Đầu tiên là cần chọn giống, bạn có thể mua trực tiếp tại các trại rắn. Về số lượng tùy theo nhu cầu nuôi thương phẩm mà bạn có thể chọn mua số lượng rắn phù hợp để nuôi.
Chuồng nuôi
Đối với chuồng nuôi rắn sọc dưa bạn có thể sử dụng bằng chất liệu gỗ hoặc xi măng. Tuy nhiên mô hình nuôi rắn sọc dưa bằng chuồng thường kém phát triển và dễ bị mắc bệnh. Chính vì vậy, bạn nên xây dựng giống như môi trường ngoài tự nhiên như: Xây hàng rào, vườn kết hợp với trồng thêm bụi cây, ao nước để rắn phát triển tốt nhất. Khi đó sẽ tạo điều kiện để rắn phát triển cũng như tránh mắc các bệnh lý thường gặp.
Bên cạnh đó, khi bố trí chuồng nuôi rắn sọc dưa bạn cũng có thể thiết kế thêm các hộc dài bằng gạch. Mục đích để làm nơi cho rắn sọc dưa đẻ trứng cũng như phát triển khả năng sinh sản.
Thức ăn của rắn sọc dưa là gì?
Bạn đang thắc mắc rắn sọc dưa ăn gì? Thức ăn chính của loài rắn này đó chính là chuột. Ngoài ra, chúng còn ăn các loại như: Thằn lằn, ếch, nhái, trứng, chim, rắn nhỏ. Ở môi trường tự nhiên khi tìm kiếm được loại thức ăn nào chúng sẽ ăn loại đó. Còn với môi trường nuôi bạn nên cho rắn sọc dưa ăn ếch.
Về trọng lượng thức ăn thích hợp nhất cho rắn sọc dưa khoảng 20 đến 30kg ếch đối với 200 con rắn sọc dưa. Đây là lượng thức ăn tốt nhất đảm bảo sự phát triển của rắn sọc dưa. Bên cạnh ếch, bạn cũng có thể cho rắn sọc dưa ăn các loại thằn lằn, giun, cá… Kết hợp với xây dựng thêm máng để đựng thức ăn, khi đó sẽ giúp rắn dễ tìm kiếm hơn.
Rắn sọc dưa có ăn được không?
Rắn sọc dưa có ít thịt, xương cứng và thịt không được dai, nhưng loài rắn này lại rất được ưa chuộng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bạn có thể bắt rắn sọc dưa bằng cách giăng lưới, đặt lọp hoặc bắt bằng tay. Món ăn từ rắn sọc dưa rất được ưa chuộng tại các nhà hàng hiện nay và trở thành đặc sản. Bạn có thể thưởng thức các món ngon từ rắn sọc dưa như: Thịt rắn xào sả ớt, rắn bằm lá lốt…
Rắn sọc dưa có độc không?
Nhiều bạn thắc mắc không biết rắn sọc dưa có độc hay không? Theo tìm hiểu của Mypet thì rắn sọc dưa thuộc họ rắn nước, chủng rắn lành. Vì vậy rắn sọc dưa không có độc, nhưng loài rắn này khá hung dữ khi bị kích động và chúng luôn sẵn sàng chống lại đối thủ khi bị tấn công.
Vì loài rắn này ưa sống trong những bụi rậm hoặc nhà hoang, do đó bạn nên dọn dẹp sạch sẽ để tránh rắn trú ẩn và tấn công. Mặc dù không có nọc độc, nhưng khi bị rắn sọc dưa cắn sẽ gây chảy máu và khiến bạn hoảng sợ. Không giống các loài rắn khác khi gặp nguy hiểm sẽ bỏ chạy. Nhưng rắn sọc dưa thì không, chúng thường dựng đứng người và tỏ ra hung dữ khiến đối thủ phải sợ hãi. Đặc biệt, nếu bị con người tấn công rắn sọc dưa sẽ đuổi theo để tấn công.
Khi bị rắn sọc dưa cắn phải làm sao?
Khi bị rắn sọc dưa cắn trước hết bạn không nên quá lo lắng, vì loài rắn này không có độc. Bạn cần nắm rõ cách xử lý để tránh vết thương rắn cắn bị lở loét hoặc nhiễm trùng. Điều trước tiên là bạn cần xác định xem có phải chính xác là rắn sọc dưa cắn hay không, vì nếu không may nhầm phải các loài rắn độc sẽ rất nguy hiểm.
Xử lý vị trí rắn cắn bằng nước sạch, sau đó dùng oxy già để khử trùng và băng lại bằng gạc. Trong trường hợp không chính xác được có phải là rắn sọc dưa không, bạn nên nằm ở tư thế thoải mái nhất và dán garo ở trên vị trí vết thương. Sau đó đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ sơ cứu kịp thời.
Để phòng tránh rắn sọc dưa tấn công, bạn nên giày cổ cao khi tới các khu vực có nhiều bụi rậm. Nếu đi vào ban đêm nên dùng đèn pin để soi và tuyệt đối không được lại gần rắn sọc dưa để tránh bị chúng tấn công. Trong trường hợp ngủ trong rừng, cần chọn vị trí cao mặt đất để tránh nguy hiểm.
Rắn sọc dưa bò vào nhà là điềm gì?
Khi thấy rắn sọc dưa bò vào nhà nhiều người nghĩ ngay tới điềm báo có thể xảy ra. Theo tâm linh, khi thấy rắn sọc dưa bò vào nhà gia chủ sẽ gặp nhiều điều tốt lành, công việc được thuận lợi. Bởi lẽ, rắn sọc dưa vốn là loài rắn hiền lành, vì vậy khi thấy loài rắn này bò vào nhà bạn không nên quá hốt hoảng và nên nhẹ nhàng đuổi chúng ra khỏi nhà.
Giá rắn sọc dưa bao nhiêu tiền?
Giá rắn sọc dưa trên thị trường hiện nay có mức khá cao do khả năng tiêu thụ lớn. Cụ thể:
– Rắn sọc dưa con giống: 30.000 – 40.000đ/con
– Rắn sọc dưa bố mẹ: Từ 300.000 – 400.000đ/cặp
– Rắn sọc dưa nuôi thương phẩm: Từ 250.000 – 300.000đ/kg
Bạn có thể dễ dàng mua con giống rắn sọc dưa hoặc con lớn để làm thương phẩm ở các trang trại. Hoặc trên các diễn đàn mạng xã hội có rất nhiều.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, đặc tính, cách nuôi và giá của rắn sọc dưa. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này, cũng như có cách nuôi hiệu quả nhất.