Rắn Sữa: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Có độc không, Giá bao nhiêu?

Bạn đang có ý định nuôi rắn sữa làm cảnh, nhưng vẫn chưa biết gì về loài rắn này? Vậy hãy cùng Mypet tìm hiểu xem rắn sữa có đặc điểm gì, cách nuôi như thế nào? Có độc hay không và giá bao nhiêu tiền qua bài viết sau nhé. 

Nguồn gốc của rắn sữa 

Rắn sữa thường sinh sống ở khu vực phía đông Nam của Canada tới các lục địa ở Trung Mỹ và Hoa Kỳ. Loài rắn này thường sống ở khu vực rừng thưa, rừng cây phong nhiệt đới. vùng có rừng, thảo nguyên. những khóm cây hoặc đồng cỏ. Bạn có thể nhìn thấy rắn sữa trong những khu đầm lầy hay con suối nhỏ. Nhìn chung loài rắn này có sự phân bố rất đa dạng, chúng thường sống trên những sườn núi đá. 

Đặc biệt ở khu vực Trung và Bắc Mỹ, rắn sữa phát triển ở khắp mọi nơi hoặc thậm chí lẫn với nơi ở của con người. Có thể nhìn thấy rắn sữa ở trong chuồng dê hoặc chuồng bò, vì lầm tưởng loài rắn này có sở thích uống sữa nên được gọi là rắn sữa.  

Đặc điểm nhận biết rắn sữa 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết rắn sữa dựa vào các đặc điểm dưới đây: 

– Rắn sữa có màu sắc rất đẹp và nổi bật, đó là những dải màu từ trắng chuyển sang đỏ hoặc nhiều gam màu khác như: Cam, vàng, đen… 

– Con đực và con cái có chiều dài phát triển giống nhau với cùng màu sắc, hoa văn. 

– Cổ của rắn sữa nổi bật với dải màu sáng có hình chữ V hoặc chữ Y. 

– Rắn sữa có chiều dài từ 35,5 – 175cm. Con rắn sữa dài nhất được tìm thấy tại Nam Mỹ. 

– Vảy của rắn sữa rất mịn gồm nhiều hàng vảy từ 19 – 23 lớp. 

– Rắn sữa có đĩa ở hậu môn. 

– Đầu rắn sữa tròn. 

Tìm hiểu tập tính của rắn sữa

Rắn sữa là loài có hoạt động đơn độc và chủ yếu săn mồi vào ban đêm hoặc khi hoàng hôn. Đôi lúc bạn sẽ thấy rắn sữa hoạt động vào ban ngày, đặc biệt là những ngày trời mát mẻ hoặc ẩm ướt. Vào những ngày trời nóng rắn sữa sẽ tìm kiếm những nơi như hang đá, khúc gỗ, tảng đá để ẩn náu. 

Rắn sữa hay bất kỳ loài rắn nào cũng vậy thường không ưa sống trong môi trường lạnh. Vì vậy bạn sẽ thấy rắn ngô sống trong các khe đá hoặc hang hốc để ngủ đông và chỉ thức dậy khi đi kiếm con mồi và uống nước. 

Phân loại các loài rắn sữa phổ biến hiện nay 

Dựa vào hình dáng và đặc điểm rắn sữa được phân thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại rắn sữa được nuôi phổ biến nhất hiện nay: 

Rắn sữa phương Đông – Eastern milk snake

Eastern milk snake nổi bật với thân hình nhỏ nhắn và có những dải màu nâu, xám hoặc nâu đỏ viền đen. Đây cũng là loài rắn sữa nổi tiếng ở khu vực Hoa Kỳ với chiều dài khoảng 1,2m. Rắn sữa phương đông có bụng giống như hình bàn cờ màu đen trắng và chúng thường bị nhầm lẫn thành rắn độc Coral Snake, tuy nhiên hình dáng thì hoàn toàn khác. 

Rắn sữa Honduras – Honduran milk snakes

Rắn sữa Milk Snake Honduras có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ. Loài rắn này nổi bật với những sọc đen và màu cam đỏ tươi. Đặc biệt, giữa các sọc có dải hẹp màu trắng hoặc cam nhạt. Bạn sẽ thấy loài rắn này có ba màu kéo quanh bụng và hai bên. Rắn sữa Milk Snake Honduras thường sinh sống ở khu vực Tây Nam của Hoa Kỳ với kích thước lên tới 4 feet. 

Rắn sữa Pueblan- Pueblan milk snake

Còn được gọi là rắn sữa Campbell có màu đỏ, đen và trắng. Loài rắn này thường bị nhầm lẫn với rắn san hô, tuy nhiên rắn san hô có dải màu vàng ở cạnh còn rắn sữa Pueblan thì không. Rắn sữa Campbell có kích thước khoảng 76cm và có nguồn gốc đến từ khu vực Oaxaca, Mexico, Morelia… 

Rắn sữa đỏ – Red Milk Snake

Rắn sữa đỏ – Red Milk Snake có những đốm màu đỏ cùng với viền đen nổi bật. Kích thước của rắn sữa đỏ khoảng 71cm. Bản tính của loài rắn này rất hiền lành và chúng chỉ thực sự trở lên hung dữ khi bị tấn công. Loài rắn này thường được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Tây Nam Indiana, Kentucky, Iowa, Bắc Arkansas, Kansas, Missouri, miền Nam Illinois và Tây Tennessee… 

Cách nuôi rắn sữa hiệu quả nhất  

Nếu bạn đang không biết cách nuôi rắn cảnh như thế nào hiệu quả và đúng kỹ thuật, thì hãy cùng tham khảo hướng dẫn từ Mypet dưới đây: 

Chuẩn bị chuồng nuôi rắn sữa 

Đối với chuồng nuôi rắn sữa cần có lót ở dưới nền, có thể sử dụng sỏi, giấy báo, vụn gỗ hoặc thảm cỏ nhân tạo. Có thể sử dụng giấy báo là thuận tiện nhất vừa thích hợp khi rắn đi vệ sinh bạn có thể dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, nên phơi giấy báo ngoài trời nắng cho khô rồi mới lót trong chuồng. Nếu dùng cát nên tránh loại cát quá mịn sẽ khiến rắn hít phải vào trong bụng. Hoặc cũng không nên dùng vỏ gỗ thông vì chứa chất độc hại. 

Trong chuồng nuôi rắn sữa cần đảm bảo được không gian thông thoáng, có thành cao và chắc chắn. Bạn cũng cần thiết kế chốt cửa thật chắc chắn để rắn không thoát ra ngoài. Bên cạnh đó có thể trang trí thêm các loại cành cây, đá cho rắn leo trèo cũng như lột xác. 

Cách nuôi rắn sữa sinh sản hiệu quả 

Thông thường khi được khoảng 3 đến 4 năm tuổi rắn sữa có thể bắt đầu sinh sản được. Thời gian rắn sữa bắt đầu giao phối được là từ tháng 3 tớ tháng 5, tuỳ theo từng loài. Rắn sữa sẽ sinh sản sau thời gian ngủ đông và đôi lúc chúng giao phối khi ngủ đông ở trong hang. Trong trường hợp sinh sống ngoài hang đá, những con rắn sữa cái sẽ để lại dấu vết báo hiệu rụng trứng và con đực sẽ lần theo. 

Một số trường hợp rắn sữa giao hợp trong nhiều giờ và mỗi lần đẻ khoảng 2 đến 17 quả trứng sau 1 tháng giao hợp. Thông thường rắn sữa đẻ trứng trong những tảng đá, cây gỗ mục nát hoặc chôn dưới đất. Rắn sữa thường tìm kiếm những nơi có khí hậu ấm áp và ẩm ướt để ấp trứng. Thời gian sinh sản của rắn sữa kéo dài từ 1 đến 2 tháng. 

Cách nuôi con cả rắn sữa cũng giống như các loài rắn cảnh khác. Rắn sữa là loài bò sát có khả năng thích nghi tốt, thể chất khoẻ mạnh và không có độc, vì vậy rất thích hợp để nuôi làm cảnh. 

Thức ăn của rắn sữa cảnh 

Việc lựa chọn thức ăn cho rắn sữa rất quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất của loài bò sát này. Thức ăn chính của rắn sữa là chuột bạch, bạn có thể mua hoặc tự nuôi sẵn. Tuy nhiên, chỉ nên cho rắn sữa ăn chuột 2 – 3 lần/tuần và xen kẽ với các loại thức ăn khác. 

Có thể cho rắn sữa ăn: Thằn lằn, các loài rắn nhỏ, trứng gia cầm, cóc, ếch, nhái… Đối với rắn con nên cho ăn 5 đến 7 ngày/lần và rắn trưởng thành là 7 đến 10 ngày/lần. 

Lưu ý, không nên cho rắn sữa ăn nhiều các loại thịt, gà, bò, lợn. Chuột bạch có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được đánh giá là tốt hơn cho sức khỏe cũng như sự phát triển của rắn sữa. 

Trong trường hợp bạn muốn bổ sung thêm canxi, sắt và các loại vitamin có thể trộn đều cùng với thức ăn của rắn sữa. Thông thường với những con rắn dài 1m có thể ăn nửa viên vitamin, canxi. 

Nên cho rắn ăn ở vị trí kín đáo, yên tĩnh và có ít ánh sáng. Tuyệt đối không được dùng tay để đút thức ăn cho rắn, mà cần dùng que để tránh bị cắn. Sau khi rắn ăn sẽ nằm yên một chỗ và lúc này bạn nên để chúng được yên tĩnh để tiêu hoá thức ăn. 

Giá rắn sữa bao nhiêu tiền 1 con?    

Giá rắn sữa trên thị trường hiện nay dao động khoảng 2,8 đến 10 triệu đồng/con, tuỳ theo hình dáng, màu sắc, kích thước và thời điểm. Giá rắn sữa khá cao so với các loài rắn cảnh khác, vì vậy bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua.  

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi rắn sữa làm cảnh 

1. Rắn sữa có kích thước dài bao nhiêu? 

Thông thường các loài rắn sữa có kích thước trung bình khoảng 20 – 30cm. 

2. Rắn sữa có tuổi thọ bao lâu?

Tuổi thọ của rắn sữa khoảng trên 20 năm. Tuổi thọ của rắn sữa phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, cách chăm sóc và nguồn thức ăn. Vì vậy để nuôi rắn sữa có tuổi thọ cao bạn cần đảm bảo được chế độ ăn uống, chăm sóc tốt. 

3. Môi trường sống của rắn sữa ở đâu? 

Rắn sữa ưa sống trong điều kiện môi trường khô ráo và mát mẻ. Trong chuồng nuôi bạn cần lót sỏi đá, nề, hang trú. Bên cạnh đó cần trang trí chuồng nuôi rắn sữa để đảm bảo sự thoải mái nhất để rắn phát triển. 

4. Rắn sữa dùng loại lót nền nào? 

Bạn có thể sử dụng nhiều loại lót nền khác nhau khi nuôi rắn sữa, tuy nhiên nên ưu tiên các loại chất liệu giống với môi trường tự nhiên. Không nên chọn loại nền có độ ẩm quá cao, có thể tham khảo các loại: Mùn dừa, lót nền chips, lót nền bằng vỏ thông… 

Đối với lót nền cần có kích thước dày từ 3 đến 5cm, đảm bảo rắn có thể thoải mái chui rúc và không lo bị dính vào bề mặt da. Bạn cũng nên thay lót chuồng 3 – 4 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh. 

Nắm rõ những thông tin về đặc điểm, cách nuôi, giá của rắn sữa ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rắn này. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được cho mình rắn sữa cảnh đẹp nhất để nuôi. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây