Rùa Mũ Bảo Hiểm: Đặc điểm, Tuổi thọ, Cách nuôi – Ăn gì, Giá

Rùa mũ bảo hiểm loài rùa có cái tên độc đáo được giới yêu bò sát săn lùng hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm tới loài rùa này, chắc hẳn sẽ thắc mắc không biết chúng có đặc điểm nhận biết thế nào? Tuổi thọ bao lâu, cách nuôi và giá bao nhiêu tiền. Cùng đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau.

Đặc điểm nhận biết rùa mũ bảo hiểm

Rùa mũ bảo hiểm có tên tiếng Anh là African Helmeted Turtle, loài rùa có cổ gập được tìm thấy tại vùng cận của Cape Town, Yemen và Sahara. Sở dĩ gọi là rùa cổ gập vì chúng không thể rút hết được phần cổ vào trong mai giống như những loài rùa khác, mà chỉ gập cổ lại trong mai khi cần.

Môi trường sống yêu thích của rùa mũ bảo hiểm là những hồ nước nhỏ, đầm lầy, sông nhỏ và các con đập. Dưới đây là những đặc điểm nhận biết rùa mũ bảo hiểm:

– Rùa mũ bảo hiểm có kích thước những con trưởng thành khoảng 20cm, có những cá thể đặc biệt dài tới 32,5cm.

– Mai rùa mũ bảo hiểm có màu nâu hoặc màu đen nhìn rất độc lạ và cá tính.

– Đầu khá nhỏ và có những đốm ở trên đỉnh rất đặc trưng. 

– Mắt rùa mũ bảo hiểm khá nhỏ và có màu đen.

– Bên dưới cổ của rùa mũ bảo hiểm có màu trắng sữa.

– Thân mai nhô lên khá cao và có những hình lục giác liên kết với nhau.

Thức ăn của rùa mũ bảo hiểm là gì?

Rùa mũ bảo hiểm là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được nhiều loài thực vật khác nhau và thậm chí là xác chết. Tập tính đặc biệt của loài rùa này đó là thường thích tấn công bất ngờ các loài chim khi sà xuống dưới nước hoặc đang bắt cá. Rùa mũ bảo hiểm cũng rất thích ăn những con bọ ký sinh bám trên cơ thể của trâu, ngựa vằn, lợn lòi hay tê giác.

Vào mùa mưa ẩm loài rùa này thường bò lên bờ để sống. Còn vào mùa nắng hoặc những ngày trời lạnh chúng thường đào đất và chui xuống dưới để ngủ đợi cho tới những ngày trời mưa.

Tập tính sinh sản của rùa mũ bảo hiểm

Vào thời kỳ sinh sản những con rùa mũ bảo hiểm đực sẽ đi theo con cái và ra hiệu làm tình. Trong trường hợp con cái không đồng ý, ngay lập tức sẽ tấn công con đực và bỏ đi chỗ khác. Còn nếu con cái đồng ý sẽ đứng yên và để con đực trèo lên. 

Mùa sinh sản của rùa mũ bảo hiểm là tầm cuối mùa xuân và đầu của mùa hè. Mỗi lần đẻ khoảng 5 – 20 trứng và nở sau 80 – 90 ngày.

Hướng dẫn cách nuôi rùa mũ bảo hiểm

Để nuôi rùa mũ bảo hiểm hiệu quả, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

– Chuồng nuôi: Đối với chuồng nuôi cần đảm bảo kích thước chiều dài khoảng 37 – 40cm. Có thể chọn bể kính hoặc hộp nhựa đều được. Trong bể bạn có thể trang trí thêm các loại cây thuỷ sinh để bể nuôi được sinh động hơn và cũng là vị trí để rùa ẩn nấp.

– Chế độ ăn uống: Bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho rùa mũ bảo hiểm. Nên hạn chế cho rùa ăn các loại ký sinh có trong đồ ăn tươi. Bên cạnh đó có thể kết hợp cho rùa ăn các loại đồ ăn khô để tránh gây ô nhiễm môi trường nước trong bể và khử mùi tanh. Ngoài ra, bạn có thể lắp thêm bộ lọc trong bể nuôi rùa cảnh.

– Hệ thống sưởi: Ban ngày bạn có thể cho rùa phơi ngoài trời nắng để hấp thụ ánh sáng UVA và UVB, mục đích giúp rùa hấp thụ lượng thức ăn. Bên cạnh đó, khi đủ tia UVA và UVB còn giúp rùa có xương chắc khỏe, tránh nhiễm phôi nấm. 

Giá rùa mũ bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Rùa mũ bảo hiểm không phải là loài quý hiếm và có thể nuôi sinh sản được, do đó giá thành của loài rùa này không quá cao. Giá dao động từ 150.000 – 200.000đ/con. 

Bạn có thể dễ dàng mua rùa mũ bảo hiểm trên các hội nhóm diễn đàn mạng xã hội. Hoặc mua ở những cửa hàng chuyên bán rùa cảnh.

Với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rùa bảo hiểm và có cách nuôi cũng như chăm sóc loài rùa này một cách hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây