Rùa tai đỏ là loài thú cưng được nhiều người nuôi và bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội hiện nay. Cùng tìm hiểu xem rùa tai đỏ có đặc điểm nhận biết như thế nào? Cách nuôi? Ăn gì? Có gây hại không? Có bị cấm khi nuôi không qua bài viết sau.
Đặc điểm nhận biết rùa tai đỏ
Dưới đây là những đặc điểm nhận biết rùa tai đỏ mà bạn có thể tham khảo:
- Rùa tai đỏ có chiều dài khoảng 15 – 25cm được tính từ đầu tới mai cuối cùng.
- Ngoại hình của rùa tai đỏ rất sặc sỡ, có những đường vân nổi bật. Những con rùa tai đỏ già có mai màu đen hoặc xám tối kèm theo vết đốm.
- Hai đầu của rùa tai đỏ có sọc đặc trưng giúp bạn dễ dàng phân biệt với các loài rùa khác.
- Vỏ thân rùa tai đỏ được chia thành hai phần: Mai và dưới bụng yếm. Trên mai có những lớp vảy đốt sống nhô cao ở giữa và vảy ở màng phổi xung quanh đốt sống.
- Mai rùa tai đỏ dẹt và có hình bầu dục. Kèm theo đường vân rõ rệt kể cả những con chưa trưởng thành.
- Màu sắc của rùa tai đỏ thay đổi theo từng độ tuổi và có màu xanh ở trên mai.
- Rùa tai đỏ mới nở hoặc khi còn non sẽ có màu xanh lá cây hoặc hơi sẫm khi già đi.
- Yếm rùa tai đỏ có màu vàng nhạt và có giữa yếm không đều.
Cách nuôi rùa tai đỏ như thế nào hiệu quả?
Cách nuôi rùa tai đỏ khá đơn giản, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Bể nuôi rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ có thể sống tốt ở điều kiện nước có độ sâu vừa phải. Đối với bể nuôi rùa bạn có thể chuẩn bị hộp nhựa hoặc bể kính có lớp đáy chắc chắn. Khi đó đáy bể sẽ không bị mòn và tránh được nguy cơ vỏ bị nấm hoặc thối.
Ánh sáng
Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi rùa tai đỏ đó chính là cần đảm bảo ánh sáng phù hợp. Rùa tai đỏ cần ánh sáng UVA – UVB để phát triển, tăng cường trao đổi chất và tổng hợp vitamin D3. Vì nếu thiếu vitamin này rùa sẽ trở lên yếu và chết.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng nhất để nuôi rùa tai đỏ là từ 27 – 32 độ C. Không nên để nhiệt độ quá nóng và chỉ nên cho rùa phơi ngoài nắng vài phút. Có thể kiểm tra nhiệt độ bằng cách chạm vào nền của chuồng nuôi rùa. Hoặc có thể xác định nhiệt độ giữa bóng đèn UVB và điểm chiếu sáng.
Thức ăn của rùa tai đỏ là gì?
Rùa tai đỏ là loài ăn tạp và có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn có thể cho rùa tai đỏ ăn các loại thức ăn sau:
- Mồi sống: Gồm các loại giun đất, giun sáp, dế, giun huyết, tằm, ốc thuỷ sinh, tôm, giáp xác, sâu bột hay các loài nhuyễn thể. Đối với rùa có kích thước nhỏ bạn nên cắt nhỏ thức ăn thành từng miếng rồi cho rùa ăn.
- Thực vật: Rùa tai đỏ ăn được nhiều loại thực vật như: Cải xoăn, rau cải xanh, cải ngọt, bắp cải… Lời khuyên là bạn không nên cho rùa tai đỏ ăn rau diếp, vì loại rau này không có chất dinh dưỡng.
- Cây thuỷ sinh: Nếu nuôi rùa tai đỏ trong ao hoặc hồ bạn có thể thả thêm các loài cây thuỷ sinh cho rùa ăn như: Bèo tấm, bèo tây, cây an xoa, rêu tiên hay các loại ếch nhái nhỏ.
- Các loại rau củ khác: Bí, cà rốt, đậu xanh nên cắt nhỏ khi cho rùa ăn.
Rùa tai đỏ có hại gì không?
Cách nuôi rùa tai đỏ khá đơn giản và nếu so với các loài cảnh khác thì nuôi rùa vừa tiết kiệm thời gian lại ít tốn kém. Tuy nhiên, rùa tai đỏ là loài ngoại lai trong quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). Chính vì vậy nếu có hành vi lưu giữ, vận chuyển hay nuôi bất kỳ loài vật ngoại lai nào không nằm trong danh sách bảo tồn sẽ bị phạt. Do đó khi nuôi bất kỳ loài rùa nào cũng vậy bạn cần cân nhắc và tìm hiểu xem loài rùa đó có nằm trong danh sách được phép hay không.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về rùa tai đỏ: Đặc điểm, cách nuôi, thức ăn, giá… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rùa cảnh này và có cách nuôi hiệu quả cũng như tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.