Rùa xanh – loài rùa cảnh được ưa chuộng nuôi hiện nay với ngoại hình đẹp và cách chăm sóc đơn giản. Nếu bạn đang có ý định nuôi rùa xanh, nhưng vẫn chưa biết gì về loài rùa này thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Đặc điểm nhận biết rùa xanh
Rùa xanh là giống rùa bán cạn, vừa sống ở dưới nước vừa sống trên cạn. Loài rùa này ưa sống ở môi trường sông suối và ao hồ. Chúng thích sưởi ấm và có tập tính phơi nắng trên những cành cây và mỏm đá. Bạn có thể dễ dàng nhận biết giống rùa xanh dựa vào các đặc điểm nổi bật dưới đây:
– Rùa xanh khi mới nở dài khoảng 1cm và với những con trưởng thành có kích thước từ 13 – 15cm. Con rùa xanh có chiều dài tối đa là 25cm.
– Trọng lượng rùa xanh đực khi trưởng thành khoảng 500g, với con cái sẽ nhẹ hơn khoảng 100 – 200g.
– Loài rùa này có màu sắc rất nổi bật, đó là màu xanh khi còn nhỏ càng lớn sẽ có màu vàng và khi già có màu nâu.
– Đặc điểm nổi bật nhất của rùa mai xanh đó chính là có vệt đỏ màu cam ở sau mắt.
Rùa xanh sống ở đâu?
Rùa xanh mini có nguồn gốc tại Bắc Mỹ thuộc thung lũng Mississippi và hiện phân bố tại nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam rùa xanh được du nhập khoảng 25 năm trước.
Mặc dù có kích thước khá nhỏ, nhưng rùa xanh lại có tuổi thọ lên tới 60 – 70 năm nếu được chăm sóc tốt.
Cách nuôi rùa mai xanh thế nào?
Rùa xanh được đánh giá là an toàn với con người, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên. Do đó, theo bảo tồn tổ chức thiên nhiên quốc tế IUCN đã đưa rùa xanh vào danh sách các loài xâm hại trên toàn cầu. Mức độ gây hại của rùa xanh còn được đánh giá nguy hiểm hơn cả ốc bươu vàng, vì loài rùa này sống lâu và có kích thước lớn hơn.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rùa xanh còn chứa vi khuẩn Salmonella, gây ra bệnh thương hàn và tiêu chảy ở con người. Do đó, nếu loại vi khuẩn này nhiễm vào thức ăn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Giá rùa xanh được bán trên thị trường khá rẻ, chỉ khoảng 45.000- 50.000đ/con nên được nhiều người mua. Với màu xanh đẹp mắt nhiều người yêu thích nuôi rùa xanh làm cảnh, tuy nhiên điều đáng nói là sau một thời gian nuôi sẽ thả ra sông và trở thành việc làm gây nguy hiểm tới hệ sinh thái môi trường tự nhiên.
Khi thả ra ngoài môi trường rùa xanh sẽ phát triển tốc độ nhanh chóng và gây tàn phá môi trường. Chính vì vậy, lời khuyên là bạn nên cẩn thận khi nuôi rùa xanh hoặc tốt nhất là không nên nuôi.
Thức ăn của rùa xanh là gì?
Rùa mai xanh ăn gì? Rùa xanh mini là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như: Cây mọc dưới nước, các loại rong rêu, cá nhỏ, tôm tép, ốc… Vì là loài ăn tạp nên rùa xanh là loài phá hoại hệ sinh thái tự nhiên. Hơn thế, tốc độ sinh sản của loài rùa này rất nhanh và hiện rùa xanh đang trở thành mối nguy hại đối với môi trường sinh thái.
Rùa xanh mini có phải rùa tai đỏ không?
Nhiều người thắc mắc không biết rùa xanh có phải là rùa tai đỏ không? Câu trả là là đúng. Rùa xanh còn có tên gọi khác là rùa tai đỏ, là giống rùa bị cấm nuôi và nằm trong danh sách các loài xâm hại nghiêm trọng tới hệ sinh thái.
Những điều thú vị về giống rùa xanh tai đỏ
– Lưỡi của rùa xanh không cử động được, vì vậy chúng thường nuốt thức ăn dưới nước.
– Vào mùa sinh sản những con rùa xanh đực sẽ thu hút con cái bằng cách bơi ngược ở trước mắt và rung móng chân trước.
– Rùa xanh là loài rất thông minh, có thể nhận ra chủ nuôi nếu có thời gian nuôi lâu.
– Rùa tai đỏ là loài có tính tò mò và chúng luôn thích khám phá cũng như sống thành từng bầy đàn.
Như vậy là Mypet đã chia sẻ với bạn những thông tin về đặc điểm nhận biết, thức ăn, cách nuôi rùa xanh rồi đó. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài rùa này và dễ dàng đưa ra được quyết định có nên nuôi rùa xanh làm cảnh hay không nhé.