Thải urat là quá trình tự nhiên rất cần thiết đối với sự phát triển của rùa. Nếu như quá trình này không diễn ra chứng tỏ rùa đang gặp bất thường về bệnh lý và cần được xử lý sớm. Cùng tìm hiểu cụ thể xem urat ở rùa là gì và cách giúp rùa thải urat như thế nào đơn giản, hiệu quả nhất qua bài viết sau nhé.
Urat ở rùa là gì?
Thải urat chính là việc rùa đi vệ sinh, có thể đi tiểu hoặc đi đại tiện. Cụ thể trong chất thải của rùa sẽ có lượng urat màu trắng đục. Thải urat không diễn ra thường xuyên hàng ngày và thông thường sẽ theo định kỳ vài ngày hoặc thậm chí là hàng tuần mới thải một lần.
Urat chính là hàm lượng protein dư thừa do rùa đào thải. Khi lượng thức ăn bạn cho rùa ăn càng nhiều đạm thì hàm lượng urat càng nhiều.
Vai trò của việc thải urat đối với rùa
Quá trình thải urat rất quan trọng đối với sự phát triển của rùa. Nếu rùa rùa thải urat có nghĩa là chúng đang phát triển rất khoẻ mạnh và ngược lại nếu không có quá trình này chứng tỏ rùa đang gặp bất thường về sức khỏe.
Tuy nhiên nếu như thải urat quá nhiều hay thường xuyên, cho thấy trong cơ thể rùa đang dư thừa lớn hàm lượng đạm. Chính vì vậy, nên cân nhắc lại hàm lượng thức ăn hàng ngày cho rùa và nên giảm bớt protein trong khẩu phần ăn của chúng.
Đối với rùa cạn ăn chay hay rùa núi vàng, nếu dư thừa urat là vấn đề rất nguy hiểm và nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu như rùa không thải urat cũng rất nguy hiểm. Bởi lẽ, không thải được urat sẽ gây ứ đọng trong cơ thể. Khi rùa tắc urat kéo dài và không được phát hiện sớm thì chắc chắn là chúng sẽ bị chết.
Nên làm gì khi rùa không thải urat?
Nếu như rùa thải urat nhiều và thường xuyên, thì bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống. Còn nếu rùa không thải urat bạn cần thực hiện như sau:
Phơi nắng cho rùa
Nên cho rùa phơi nắng mỗi ngày và tăng cường vận động. Khi đó sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của rùa được phát triển một cách tốt nhất và có sức khoẻ hơn.
Cho rùa tắm nước ấm
Trong trường hợp không thấy rùa thải urat bạn có thể cho rùa tắm hoặc ngâm với nước ấm khoảng 15 – 20 phút. Khi đó bạn sẽ thấy rùa đi vệ sinh và nên quan sát xem chúng có thải urat không. Nếu như đã ngâm rùa 15 – 20 phút nhưng không thấy chúng đi vệ sinh, thì rất có thể là nước đã nguội và bạn nên thay nước khác. Có thể cho rùa ngâm với nước ấm hàng ngày khi thấy chúng ít vận động hoặc đi vệ sinh ít.
Tẩy giun sán cho rùa
Việc tẩy giun sán định kỳ cho rùa cũng là cách giúp rùa thải urat. Tẩy giun sán và ký sinh trùng định kỳ sẽ giúp rùa có sức khoẻ phát triển tốt nhất và tránh được các bệnh lý nguy hiểm.
Đưa rùa đi khám
Nếu như đã áp dụng những cách ở trên nhưng rùa vẫn không thải urat, lúc này bạn nên đưa chúng đi khám. Khi đó bác sĩ thú ý sẽ chụp X-quang để xác định xem có phải urat bị tắc hay không. Việc điều trị cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định tuỳ theo vào từng mức độ. Nếu như nặng bác sĩ sẽ tiến hành mổ để lấy urat ra khỏi cơ thể rùa.
Những bệnh thường gặp ở rùa
Trong quá trình nuôi rùa bạn sẽ thấy chúng mắc một số bệnh như:
– Bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp
– Bệnh về đường ruột ở rùa
– Các bệnh lây nhiễm ở rùa như: Herpesvirus, Salmonella
Nếu thấy rùa có những dấu hiệu bất thường bạn nên đưa thú cưng đi thăm khám thú y sớm để được điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của rùa được đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đó là cách tốt nhất để rùa luôn được khỏe mạnh và không lo bị bệnh.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được urat ở rùa là gì và có cách xử lý hiệu quả nhất. Khi quá trình urat ở rùa được diễn ra thường xuyên, chứng tỏ thú cưng của bạn đang phát triển bình thường và khoẻ mạnh đó.