Chăm sóc những chú cún con không phải việc dễ dàng, bởi chúng thường mắc nhiều bệnh tật nếu bạn không chăm chu đáo. Đặc biệt, những chú cún nhỏ thường hay bị tiêu chảy nên rất khó chịu. Với trường hợp chó con bị tiêu chảy thì phải làm sao? Xin mời các bạn cùng tham khảo.
1. Nguyên nhân chó con bị tiêu chảy
Chó con bị tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó cũng có trường hợp gây ra tiêu chảy nhẹ, cũng có trường hợp chú cún bị tiêu chảy nặng vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo vài nguyên nhân gây bệnh sau đây để biết thêm thông tin chính xác.
1.1. Tiêu chảy nhẹ
Chó con bị tiêu chảy nhẹ có thể là do ảnh hưởng khi sinh hoạt hàng ngày. Đó có thể là do bạn đổi mới loại thức ăn hoặc cho chúng ăn đồ ăn đã hỏng. Đó cũng có thể do cơ thể của chú cún nhạy cảm, hay bị dị ứng. Ngay cả trường hợp chó con bị xay xe, say tàu cũng có thể khiến chúng bị tiêu chảy bạn nhé.
1.2. Tiêu chảy nghiêm trọng
Trường hợp chó con bị tiêu chảy nặng thì có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
- Do chó con bị bệnh viêm gan, bệnh Care hay bệnh Parvovirus,…
- Có thể do chú cún bị tấn công bởi vi khuẩn E.coli Salmonella,…khiến cho
- Cũng có thể do chó con bị ký sinh trùng như giun đũa, sán, Giardia,..gây ảnh hưởng
- Do chó con bị bệnh truyền nhiễm: Nếu chú cún nhà bạn bị sốt, hôn mê, tiêu chảy và đi ngoài phân đen thì rất có thể chúng bị bệnh truyền nhiễm. ĐỘ tuổi dễ mắc bệnh nhất là chó con dưới 8 tháng.
2. Cách xử lý khi chó con bị tiêu chảy
Với trường hợp chó con bị tiêu chảy, điều nguy hiểm đó là cơ thể của chúng sẽ dần mất nước. Khi bị ốm, chúng có xu hướng bỏ bê ăn uống và hay ói mửa. Điều này khiến sụt giảm chất điện giải trong cơ thể và làm cho chúng gặp nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Với tình huống chó con bị tiêu chảy, cần xử lý như sau:
– Chó bị mất nước nhẹ: Chó con 2 tháng tuổi bị tiêu chảy hoặc lớn hơn nên cho chó uống dung dịch C-Electrolytes để cấp nước cho cơ thể. Bạn cũng cần cho chúng nghỉ ngơi thời gian đầu.
– Chó con bị tiêu chảy nặng, có ói mửa: chú ý không cho chúng uống nước trực tiếp mà nên tiêm vào xoang bụng hay tĩnh mạch sẽ an toàn hơn. Như vậy sẽ đảm bảo được việc chúng không bị nôn nhiều gây thêm mệt mỏi.
3. Chó con bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì? Đối với trường hợp chó con bị tiêu chảy bạn muốn cho chúng uống thuốc thì có thể mua Probiotec. Loại thuốc này là vi khuẩn rất tốt cho đường ruột. Bạn cũng có thể trộn vào cơm mà chúng ăn hàng ngày. Chú ý hỏi kỹ Probiotech cho chó để tránh nhầm lẫn Probiotec dành cho người dùng. Bạn nên ra các cửa hàng thuốc để hỏi sẽ rõ ràng hơn.
Đặc biệt, chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy bạn không nên tự xử lý ở nhà và tùy tiện cho chúng uống thuốc sẽ rất nguy hiểm. Hãy đưa chúng đến phòng khám thú y để được điều trị đúng cách.
4. Chó con tiêu chảy nên ăn gì?
Khi chó con bị tiêu chảy, nên cho chúng ăn gì thì tốt nhất? Ngay khi chúng bị tiêu chảy, bạn cần chú ý chăm sóc chế độ ăn của chúng phù hợp. Lưu ý không nên cho chúng ăn ngay mà chờ nửa ngày tới 1 ngày thì mới cho chúng ăn. Khi chó con có thể ăn uống trở lại, bạn nên bổ sung Glucose nếu thấy chúng vẫn còn mệt mỏi.
Lưu ý cho chó con ăn từ nhạt đến mặn, tránh ăn mặn ngay sau khi bị tiêu chảy để tránh mất nước. Người chủ cũng cần chú ý không chế biến đồ ăn từ sữa hay thịt đỏ. Hãy cho chúng ăn nhiều bữa nhỏ trong khoảng 3 đến 5 ngày. Đối với những chú chó con bị tiêu chảy nặng có kèm theo sốt, bạn phải tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc thú cưng.
5. Cách phòng ngừa chó con bị tiêu chảy
5.1. Chế độ ăn uống khoa học
Vì còn nhỏ nên chó con vẫn chưa thể tiêu hóa thức ăn tốt như chó trưởng thành. Do đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho các bé. Nên tập cho cún thói quen ăn uống cân bằng, tránh tình trạng ngày quá no ngày lại quá ít và đừng nên đột ngột thay đổi thực đơn, hạn chế cho chó con ăn những thực phẩm khó tiêu như xương, chất béo. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh trong ăn uống cũng cần được đảm bảo để không ảnh hưởng sức khỏe của các bé.
5.2. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, khô ráo
Môi trường sống nếu không được giữ sạch sẽ cũng là nguy cơ gây bệnh cho chó. Vào mùa hè, bạn nên để các bé cún ở nơi rộng rãi, thoáng mát và giữ ấm cho chúng khi trở lạnh. Để chắc chắn, cứ sau 1 – 2 tháng bạn nên tổng dọn vệ sinh và phun thuốc khử độc chỗ ở.
5.3. Tiêm phòng và tẩy giun cho chó sau mỗi kỳ
Tiêm phòng Care, Parvo, viêm dạ dày,… cho chó là điều các sen nên làm để ngừa bệnh cho cún yêu của mình. Khi mới nuôi chó, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y để được tư vấn tiêm phòng. Ngoài ra, chó con dưới 1 tuổi nên tẩy giun cho chúng từ 2 – 3 tháng/lần, ở các bé lớn hơn thì duy trì 6 tháng một lần.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh chó con bị tiêu chảy. Hy vọng qua đây bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích để giúp chú chó của mình luôn khỏe mạnh.