Bị Chuột Hamster Cắn Có Sao không? Cách Xử Lý

Không may bị chuột Hamster cắn và bạn đang lo lắng không biết có làm sao không? Đừng lo, Mypet sẽ giải đáp câu hỏi này của bạn và hướng dẫn cách xử lý chuột Hamster cắn an toàn, hiệu quả nhất.

Bị chuột Hamster cắn có sao không?

Chuột Hamster cắn người do bị hoảng sợ, mang thai hoặc nhìn nhầm người. Vậy chuột Hamster cắn có sao không? Để biết được Hamster cắn có nguy hiểm hay không, cần dựa vào mức độ cắn. Tùy theo từng trường hợp, chuột Hamster cắn có thể gây hại hoặc vô hại.

Nếu như vết cắn của Hamster không gây trầy xước hay chảy máu, thì khả năng vết thương sẽ không gây ảnh hưởng gì. Trong trường hợp này bạn nên sát trùng vị trí cắn và theo dõi trong vòng 24 tiếng.

Còn nếu vị trí cắn bị chảy máu, thì bạn cần có cách xử lý an toàn hoặc đi thăm khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Răng của Hamster khá nhọn và dài, nên khi bị cắn sẽ có vết hở sâu và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong một số trường hợp Hamster cắn gây dịch hạch, bệnh dại, uốn ván… khi không được tiêm phòng đầy đủ.

Nếu bị Hamster cắn và có dấu hiệu sốt, đau đầu, đau nhức mỏi… hoặc bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đi thăm khám sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách xử lý chuột Hamster cắn an toàn

Như vậy là bạn đã biết được chuột Hamster cắn có sao không rồi chứ? Vậy cách xử lý khi bị Hamster cắn thế nào? Dưới đây là các bước xử lý vết thương do Hamster cắn mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Bình tĩnh và đặt Hamster xuống lồng

Điều đầu tiên mà bạn cần làm khi bị Hamster cắn đó là thật bình tĩnh và không nên hoảng sợ. Sau đó nhẹ nhàng đặt chuột xuống dưới lồng hoặc cho Hamster cắn vật gì đó để buông tay bạn ra.

Bước 2: Rửa sạch vết thương

Trường hợp bị Hamster cắn chảy máu, bạn nên nặn hết máu ra ngoài và rửa bằng xà phòng. Có thể rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý để sát trùng hiệu quả.

Bước 3: Sát trùng vị trí cắn

Tiến hành sát trùng vị trí Hamster cắn bằng thuốc Povidine, để tránh vi khuẩn và virus tấn công.

Bước 4: Băng bó vết thương

Để vị trí Hamster cắn không bị nhiễm trùng, bạn nên băng bó lại bằng gạc và cồn. Lưu ý không nên băng quá chặt sẽ khiến máu không lưu thông được.

Bước 5: Theo dõi vị trí cắn và thăm khám

Theo dõi vết thương trong vòng 3 ngày đầu. Trong thời gian 4 – 5 tiếng sau khi bị Hamster cắn bạn nên uống thuốc kháng viêm, sau đó đi thăm khám.

Bị chuột Hamster cắn có cần tiêm phòng không?

Vậy bị chuột Hamster cắn thì có cần tiêm phòng không? Tốt nhất trong vòng 48 tiếng khi bị Hamster cắn bạn nên đi chích ngừa để phòng tránh vi khuẩn và virus tấn công sâu bị trí vết thương. Lịch tiêm phòng sẽ gồm tất cả 5 mũi.

Cách phòng tránh chuột Hamster cắn

Hamster cắn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy việc phòng tránh là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:

Dùng găng tay bảo hộ: Khi dọn dẹp chuồng Hamster hoặc cho ăn, tốt nhất bạn nên đeo găng tay để tránh bị cắn.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi: Dành thời gian dọn chuồng nuôi Hamster sạch sẽ, điều đó giúp thú cưng phát triển khoẻ mạnh, tránh bị căng thẳng và luôn thoải mái.

Bổ sung đầy đủ thức ăn và đồ chơi: Chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho Hamster và đồ chơi cho thú cưng gặm nhấm. Mục đích tránh Hamster cắn người và cắn chuồng.

Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc Hamster: Đảm bảo luôn rửa tay sạch sẽ khi bế hoặc cho Hamster ăn. Vì Hamster là loài rất nhạy cảm với mùi hương, nếu như trên tay bạn có mùi hương lạ sẽ bị cắn.

Chăm sóc Hamster khi mang thai: Trong thời gian Hamster mang thai rất hay cáu gắt và nổi nóng. Do đó, khi chăm sóc thú cưng bạn nên dọn chuồng sạch sẽ, bổ sung đầy đủ thức ăn và bố trí không gian sống rộng rãi, yên tĩnh.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được chuột Hamster cắn có sao không. Qua đó sẽ giúp bạn có cách xử lý an toàn và phòng tránh Hamster cắn hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây