Cách loài Rắn hay vào nhà – loại nào có độc nguy hiểm

Rắn là một loài bò sát cực kỳ nguy hiểm và môi trường sống lý tưởng của nó không phải chỉ ở các khu rừng rậm mà thậm chí nơi ưa thích nhất của chúng lại là ở trong chính căn nhà của bạn đấy. Vậy đã khi nào bạn thắc mắc rắn vào nhà bằng cách nào hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết các loài rắn hay vào nhà – loại nào có độc nguy hiểm, mời bạn cùng tìm hiểu.

Cách loài rắn hay vào nhà

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu” nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất” rồi đúng không? Với loài rắn cũng vậy. Ngôi nhà của bạn chính là nơi sinh sống và ẩn nấp lý tưởng của loài rắn, đặc biệt là rắn độc. Những cách loài rắn hay vào nhà thường là:

  • Chúng có thể sinh sống trong các ngóc ngách, kẽ hở, đường ống cống hoặc ở vườn cây của bạn. Sự mát mẻ khi về hè và ấm áp khi mùa đông đến mà ngôi nhà mang lại chính là nơi lý tưởng của rắn trú ngụ.
  • Những góc khuất trong ngôi nhà hoặc khu sân vườn cũng chính là nơi ẩn nấp tuyệt vời của rắn.
  • Xung quanh ngôi nhà của bạn có rất nhiều cóc, nhái, sâu bọ, chuột,…là thức ăn ưa thích của loài rắn.

Bởi vậy bạn đừng chủ quan, hãy thường xuyên kiểm tra xung quanh không gian sống của gia đình mình để tránh những nguy hiểm mà rắn có thể gây ra.

Những loài rắn có độc nguy hiểm

Rắn gồm 2 loại, 1 là không có độc và 2 là có độc. Đối với rắn độc, nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức vì vậy mà việc nhận biết loại nào có độc nguy hiểm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc sơ cứu khi không may bị rắn cắn.

Dưới đây là một số loài rắn có độc nguy hiểm:

  • Rắn hổ mang: rắn hổ mang chúa, rắn hổ mèo được xem là loài rắn nguy hiểm nhất, nọc độc của chúng cực mạnh, chỉ cần một lượng nhỏ có thể giết chết người trong vòng 30 phút. Dấu hiệu nhận biết của loại này đó chính là màu sắc của thân rắn thường có màu nâu, vàng, xanh nhạt, cổ có hình chữ V, chiều dài trung bình từ 3,7m – 4m.
  • Rắn cạp nia, cạp nong: Đây là loài rắn có đặc trưng với các khoang có màu đen và vàng xen kẽ. Lưỡi của chúng có màu đen, đầu có chữ V màu vàng, rắn có xương sống nổi rõ lên hình tam giác và có đôi mắt to. 
  • Rắn lục: rắn lục đuôi đỏ, rắn lục đầu bạc,…là những loại rắn có kích thước khá ngắn chỉ từ 50cm – 60cm, khi bị chúng cắn, nạn nhân có biểu hiện phù nề, thần kinh nhiễm độc, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể trụy tim.

Ngoài ra cũng còn có một số loài rắn cực độc như rắn biển sừng, rắn chàm chạp,…với nọc độc cực mạnh, nạn nhân khi bị cắn sẽ gặp phải biến chứng như: rối loạn đông máu; chảy máu liên tục ở vết thương, giảm tiểu cầu liên tục. 

Tất cả những loài rắn dù là có độc hay không có độc thì cũng đều rất nguy hiểm bởi chúng không những gây thương tích đau đớn mà thậm chí còn gây tử vong. Do đó tốt nhất hãy nên tránh xa nếu không may bạn gặp phải rắn và không có kinh nghiệm xử trí.

Cách phòng tránh rắn vào nhà hiệu quả nhất

Trồng loại cây kỵ rắn

Một số loại cây cảnh như cây lưỡi hổ, hoặc các cây như sả, củ nén, hoa lan, sắn dây,…đều là những loại cây dễ trồng và có tác dụng xua đuổi rắn. Hãy trồng những loại cây này ở ngay trước cửa hoặc xung quanh vườn nhà bạn, rắn ngửi thấy mùi này sẽ tự động né bởi rắn có khứu giác vô cùng nhạy bén.

Nuôi chó mèo để rắn sợ

Rắn tuy là loài động vật nguy hiểm nhưng nó cũng khá nhút nhát. Hãy nuôi chó hoặc mèo trong nhà bạn vì rắn rất sợ tiếng chó mèo kêu và mùi của chúng. Không chỉ đuổi rắn mà chó, mèo còn giúp trông nhà và xua đuổi những con vật gây hại khác như chuột chẳng hạn.

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên 

Nhà cửa bừa bộn, cây cối um tùm, cỏ mọc cao lâu ngày không dọn chính là nguyên do khiến rắn thường xuyên lui tới, vì vậy để phòng tránh rắn vào nhà thì dọn dẹp nhà cửa, vườn tược chính là cách hữu hiệu nhất mà bạn nên làm thường xuyên.

Trên đây là một số cách loài rắn hay vào nhà – loài nào có độc nguy hiểm, hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích để phòng tránh cũng như kịp thời xử trí khi phát hiện có rắn ở xung quanh khu vực mình sinh sống, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây