Chó bị nấm da: nguyên nhân và cách điều trị

Chó bị nấm da là một tình trạng không hề hiếm gặp ở loài vật cưng gần gũi với con người chúng ta. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới vấn đề sạch sẽ và có thể gây biến chứng. Bạn muốn biết rõ về nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nấm này thì my-pet.vn sẽ giải đáp.

1. Nguyên nhân chó nấm da

Tình trạng chó bị nấm da là một trong những bệnh thường gặp. Chính vì thế mà những người nuôi chó cần phải biết rõ các nguyên do để tìm cách phòng tránh và điều trị hiệu quả:

1.1. Do đặc điểm giống chó 

Những loài chó có nhiều lông rậm dài, ưa lạnh thì thường bị nhiễm nấm ở da hơn các loài chó khác. Với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam thì càng có điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây hại cho cơ thể của chó. 

1.2. Do tuổi của chó

Chính độ tuổi cũng là một yếu tố gây nên tình trạng nấm nhiều trên da của chó. Chó nhỏ hoặc đã già khi cơ thể yếu đi, sức đề kháng giảm nhiều thì càng dễ cho những loại nấm sinh ra và phát triển mạnh mẽ. Nấm da cũng là bệnh di truyền từ chó mẹ sang chó con và lây sang các con khác trong đàn. 

1.3. Vệ sinh quá bẩn hoặc quá sạch sẽ

Chó không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ tạo điều kiện bẩn thỉu cho vi khuẩn, nấm sinh sôi trên da nhiều. Ngoài ra việc tắm rửa cho chó quá nhiều lần cũng là yếu tố khiến cho da mẫn cảm, mất đi chất ẩm, chất nhờn trên da nên gây điều kiện cho nấm sinh sôi. Cho nên tránh làm tổn thương trên da, khiến cho da bị giảm đi đề kháng dễ cho tác nhân bên ngoài gây hại.

Nguyên nhân chó nấm da
Chó bị nấm do quá bẩn

2. Dấu hiệu của chó nhiễm nấm

Nấm là một bệnh dễ mắc phải và khi bị sẽ mang theo những dấu hiệu cực kỳ rõ rệt. Chỉ cần chủ nuôi chó chú ý theo dõi và quan sát là sẽ nhận ra được tình trạng này. My-pet.vn sẽ nêu cho bạn biết được các dấu hiệu nổi bật nấm vảy gàu ở chó như sau: 

  • Chó khi mắc nấm bị rụng lông nhiều, trên bề mặt da bị trụi, đóng vảy
  • Cơ thể có mùi hôi, nhìn trên da sần sùi, ửng đỏ, sưng, có thể trầy trớt và có dính máu
  • Chó gầy yếu, xơ xác, mệt mỏi, chán ăn
  • Miệng bị chảy nước dãi
  • Chỗ bị nấm bị ngứa nhiều, gãi liên tục
  • Chó hay lăn lộn nhiều, hay rung lắc cơ thể vì nhiều chỗ ngứa khó gãi được bằng chân
  • Xung quanh viền tay xuất hiện vảy dày đặc
  • Chỗ có nấm bị đau nhức và sưng lên
  • Chó con bị nấm vảy gầu có thể chó bị sốt nhẹ, hay kêu la bất thường.
Dấu hiệu của chó nhiễm nấm
Chó bị nấm lở mảng da

Tìm hiểu thêm:

3. Cách điều trị chó nấm da

Việc điều trị chó bị nấm vảy gầu trên da phải đúng cách và tùy vào tình trạng để có cách thức áp dụng khác nhau. Theo cách thức chữa trị dân gian thì có thể sử dụng cồn iod Betadin trị thành phần nấm. 

Sử dụng thuốc bôi trị nấm cho chó được chia sẻ ở các phòng khám, cửa hàng thú y bởi tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Bôi và xịt vào chỗ bị nấm đúng thời gian, liều lượng cho tới khi có chuyển biến tốt.

Cách điều trị chó nấm da
Thuốc xịt trị nấm cho chó

Cách trị nấm cho chó còn nên dùng dầu tắm phù hợp để tắm rửa cho chó sạch sẽ thường xuyên tránh bị vi khuẩn, bẩn bụi tấn công thêm. Chú ý tới các hoạt chất có ích trị bệnh như miconazole, ketoconazole, chlorhexidine. 

Chú ý dọn sạch sẽ môi trường sống, lau dọn chuồng, giặt giũ đồ dùng như thảm nằm, khăn của chó. Rửa sạch khay đựng đồ ăn để đảm bảo sạch sẽ, xịt khử khuẩn tạo môi trường thơm tho. 

Chú ý nếu lông chó quá dày và dài thì nên dùng kéo để cắt tỉa cho gọn gàng. Và bổ sung thêm những loại thực phẩm phù hợp để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để tăng đề kháng cho thú cưng như trứng, sữa, thịt,…

Chú ý theo dõi diễn biến của chó thường ngày và nếu có thời gian thì nên loại bỏ các loại ký sinh trên cơ thể của chó. Như vậy cũng là cách để làm sạch cho chó và tránh chúng bò đi khắp nhà lây cho người khác.

4. FAQ về tình trạng chó nấm da

Bạn quan tâm với thú cưng của mình thì có thể tham khảo thêm các thắc mắc về tình trạng nấm da:

Chó mắc nấm da nên kiêng ăn gì?

Đối với chó bị nấm da, ngứa, ghẻ thì tốt nhất trong thức ăn nên tránh chọn hải sản như tôm, cua, cá, tránh thịt gà,…Bởi những thực phẩm này có thể kích thích tình trạng ngứa hơn trên da.

Chó nấm da có lây sang con người không?

Tình trạng nấm này hoàn toàn có thể lây lan sang người và vật nuôi khác trong nhà. Cho nên phải cách ly chó bị nấm và vệ sinh sạch sẽ thường xuyên không gian sống. Nếu chạm vào chó thì nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ tay và khử khuẩn lại.

Có nên cạo lông khi chó bị nấm?

Nếu nấm trên diện rộng gây ngứa và có nhiều ký sinh sống trên da thì nên cắt tỉa hoặc cạo lông. Tuy nhiên chú ý phải thực hiện khi có kỹ thuật để tránh trầy xước da thú cưng.

Những chia sẻ này từ my-pet giúp cho bạn hiểu được tình trạng chó bị nấm da là như thế nào. Bạn biết được thì hy vọng có cách phát hiện và điều trị đúng hướng cho thú cưng mau khỏi trở lại cuộc sống bình thường.

- Quảng Cáo -
Hoàng Quỳnh
Hoàng Quỳnh
Hoàng Quỳnh là kỹ thuật viên Thú y dành 10 năm qua để làm việc tại một số bệnh viện thú y có nhiều bác sĩ, cô ấy sử dụng chuyên môn và kỹ năng gây vê và nha khoa của mình với tư cách là trợ lý phẫu thuật cũng như kỹ thuật viên nha khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây