Cách chữa trị chó bị ong đốt hiệu quả và an toàn tại nhà

Chó vốn là loài động vật rất tinh nghịch. Chúng luôn thích chạy nhảy, khám phá mọi. Đôi khi tính tò mò của những chú cún còn dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười. Chó bị ong đốt là một trong những tình huống mà nhiều chủ cún gặp phải. Hình ảnh những chó bị ong chích nhìn vừa buồn cười lại vừa đáng thương. Khi mới bị ong đốt, những chú chó thường chưa có biểu hiện gì khác thường lắm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và tìm cách chữa ong đốt kịp thời, tình trạng sức khỏe của cún sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để biết cách trị ong đốt cho cún đúng cách và hiệu quả nhé !

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH:

  • Khi chó bị Ong đốt, những vị trí bị đốt sẽ sưng lên rõ rệt. Tùy theo từng vị trí sẽ có những biểu hiện khác nhau.
  • Các chuyên gia phân chia 4 mức độ bị Ong đốt ở chó. Khi có các triệu chứng khó thở, đột ngột nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược, bạn cần đưa Chó đến Bác Sĩ Thú Y đển được cấp cứu kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Ở các trường hợp nhẹ bạn có thể tìm ngòi ong và rút ra. Sau đó sử dụng: đá lạnh, mật ong, chanh, kem đánh răng,… để chăm sóc vết thương. Nếu chó bị Ong đốt nhiều phát ở những vị trí nguy hiểm, bạn cần đưa đến Bác Sĩ Thú Y để điều trị.
  • Để phòng tránh chó không bị ong đốt bạn không nên cho chó lại gần bụi hoa, dắt cho đi dạo vào đúng thời điểm và không xịt nước hoa cho chó.

1. Những biểu hiện khi chó bị ong đốt

Cũng giống với biểu hiện của con người, vị trí bị ong đốt sẽ sưng lên rõ rệt. Thông thường, chó sẽ bị ong đốt ở phần mặt, mõm, chân và ngực.

1.1. Chó bị ong đốt vào mặt

Nếu như đốt vào phần mặt, cơ mặt bên ngoài của cún sẽ hơi sưng lên, mắt híp lại và có dấu hiệu bị co giật và kem theo các tiếng rên ư ử.

Cùng với đó, cún sẽ dùng chân khều lên vùng mặt bị ong đốt, điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng trầy xước và nhiễm trùng.

Những biểu hiện khi chó bị ong đốt
Hình ảnh một chú chó bị ong đốt vào mặt

1.2. Chó bị ong đốt lên chân

Nếu như đốt vào chân, chó sẽ đi khập khiễng hoặc có thể nằm yên không thể di chuyển. Ngoài ra, các bạn sẽ thấy chúng thường xuyên liếm hoặc gặm vào khu vực chân bị đốt.

Khi cún bị ong đốt vào chân các bạn cần quan sát kĩ, bởi rất dễ nhầm lẫn với việc cún bị vật thể lạ đâm hoặc bị thương do trầy xước.

Những biểu hiện khi chó bị ong đốt
Chó bị ong đốt ở mặt và chân

1.3. Cún bị ong chích vào ngực

Khi cún bị đốt ở phần ngực, các bạn cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện của cún. Bởi vì, trong một số trường hợp khi cún bị ong đốt vào ngực khiến vết thương bị sưng lên và chèn vào phổi dẫn đến hiện tượng ngạt thở.

Dấu hiệu nhận biết: Phần ngực bị chích thường sưng tấy, cún khò khè khó thở, thường lấy chân gãi mạnh và kêu rên âm ỉ.

2. Các mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt

Khi bị ong đốt, các chuyên gia sẽ phân chia mức độ nguy hiểm theo 4 mức độ sau đây:

– Mức 1: Chó có biểu hiện sưng tấy, ngứa ngáy và gãi thường xuyên lên vết đốt. Đây được xem là triệu chứng rất bình thường và tự nhiên của cơ thể.

– Mức 2: Vết ngứa bắt đầu lan sang các vùng da lân cận, cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy, đau đớn cũng lan ra. 

Đây được xem là triệu chứng khi làn da bị dị ứng nhẹ. Bạn nên quan tâm nhiều hơn tới chú chó và đưa chúng tới ngay các cơ sở thú y nếu thấy có dấu hiệu bất thường về hô hấp.

– Mức 3: Các vết ngứa bắt đầu lây lan toàn thân. Cần theo dõi chó một cách tỉ mỉ và có biện pháp xử lý kịp thời nếu chó có dấu hiệu: tiêu chảy, chảy nước bọt,…

– Mức 4: Các vết dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày, chó cảm thấy mệt mỏi và nằm một chỗ, cùng với đó là các vấn đề như: Sốt, phát ban, …Trường hợp nghiêm trọng hơn chó có thể bị sốc phản hệ dù chỉ với một vết chích nhỏ ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể chó.

Cơ quan chủ yếu gây sốc ở chó chính là đường tiêu hóa, trái ngược với cơ quan gây sốc ở mèo và người là phổi.

Chó bị sốc phản hệ bao gồm các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đột ngột nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Suy nhược

Đây là trường hợp khẩn cần được cấp cứu ngay, nếu để trễ hơn chó có thể đánh mất tính mạng của mình.

* Lưu ý: Nếu chó bị nhiều con ong đốt cùng lúc

Đối với trường hợp chó bị nhiều con ong chích cùng một lúc sẽ bao gồm những biểu hiện:

  • Sưng phù nặng
  • Thân nhiệt tăng (Nhiệt độ cơ thể chó có thể lên đến 41 độ C)
  • Thở hổn hển
  • Nhịp tim nhanh
  • Trong một số trường hợp chó bị yếu chân tay, run rẩy.

Trường hợp này cần được điều trị nhanh chóng và tích cực, nếu không sau này sẽ xuất hiện các di chứng khác đặc biệt là suy thận.

Các mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt
Hãy đưa chó đến phòng khám hoặc bệnh viện thú y khi có các triệu chứng trở nặng

3. Cách xử lý khi chó bị ong đốt

Trước hết, nên xác định rõ nơi mà chó của bạn bị ong đốt. Kế tiếp, tìm ngòi ong và rút ra.

Lưu ý, bạn cần phải dứt khoát và tìm một mảnh dạng nhựa có góc, cạnh nhọn để gạt. Đừng nên nặn, vì như vậy sẽ càng làm cho nọc phát tán nhanh hơn.

3.1. Dùng đá lạnh

Đá lạnh chính là cách chữa bị ong đốt không chỉ được áp dụng trên người mà ngay cả chó, biện pháp này luôn phát huy hiệu quả bất ngờ.

Bạn hãy chườm đá vào vùng da cho cún khoảng 30 phút. Đá lạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm sưng. Ngoài ra, đây còn là cách trị ong đốt làm giảm đi các cơn đau nhanh chóng cho chú chó cảnh nhà bạn.

3.2. Dùng mật ong

Các hoạt chất có trong mật ong có tác dụng rất tốt để làm giảm đi các cơn đau do ong đốt.

Bạn chỉ cần dùng mật ong rồi bôi lên vết thương do ong đốt của cún từ 10 đến 15 phút. Lưu ý trong quá trình bôi mật ong, bạn cần giữ cho cún nằm yên, tránh để cún liếm láp vào vết thương.

3.3. Dùng chanh

Chanh chính cách chữa ong vò vẽ đốt đơn giản mà lại vô cùng hiệu nghiệm. Bạn hãy thoa chanh cho cún ngay sau khi vừa rút vòi ong cho cún.

Hàm lượng axit tự nhiên có trong quả chanh có tác dụng như một máy lọc, giúp lọc đi các độc tố mà vòi ong đã truyền vào máu.

Khi mới thoa chanh cún sẽ thấy hơi xót và giãy giụa. Vì vậy, bạn cần tìm cách để cún nằm yên nhất có thể.

3.4. Dùng kem đánh răng

Nếu chưa biết cách làm gì khi bị ong đốt cho chó, bạn hãy dùng ngay kem đánh thoa lên vết thương mà cún bị ong đốt.

Các thành phần trong kem đánh răng có tác dụng làm đi các cơn đau và làm giảm sưng tấy. Không những vậy, chúng còn giúp trung hòa lượng nọc độc mà ngòi ong đã truyền vào máu.

3.5. Hỗn hợp baking soda và giấm

Thoa hỗn hợp baking soda và giấm vào vết ong đốt của cún sẽ giúp làm giảm đi cơn đau. Hơn nữa, hỗn hợp này còn có thể trung hòa lượng axit trong nọc độc của ong.

3.6. Giấm táo

Giấm táo đã được chứng minh là có khả năng làm giảm các cơn đau do côn trùng cắn. Khi cún bị ong đốt, bạn hãy thoa mỗi ngày 2 lần giấm táo lên vết thương do ong đốt cho cún.

** Lưu ý:

Những cách xử lý khi bị ong đốt cho chó bằng những nguyên liệu sẵn có trên, chỉ nên áp dụng khi với vết ong đốt nhẹ.

Còn với trường hợp, cún bị ong đốt nhiều phát ở những vị trí nguy hiểm thì tốt nhất nên đưa cún đến bác sĩ thú y. Ở đó, cún sẽ được chữa trị kịp thời.

Trong khi thực hiện các bước trên, bạn cần theo dõi tình trạng thú cưng của mình. Xem thử còn thở khó khăn hoặc nổi dị ứng, nhanh đưa đến gặp bác sĩ.

Cách xử lý khi chó bị ong đốt
Hình ảnh chó bị ong đốt

Tìm hiểu thêm:

4. Những cách phòng ngừa chó bị ong đốt

Chó là động vật rất hiếu động do đó xung quanh chúng có rất nhiều nguy hiểm rình rập. Bạn không nên để chúng tự do vui vẻ mà quấy rầy đến những chú ong, có thể dẫn đến hậu quả xấu mà chúng ta đều không ngờ tới.

4.1. Không cho chó lại gần bụi hoa

Các bụi hoa chính là nơi nguy hiểm tiềm ẩn của các loại ong, bởi chúng hay đến để hút mật và làm tổ.

Nếu có sự xâm nhập lạ, ong sẽ sẵn sàng chiến đấu dù hy sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ của mình.

Đặc biệt đối với những chú chó có đặc tính tò mò, thích khám phá và dễ bị hấp dẫn bởi những vật lạ thì cún của bạn sẽ được các chú ong chú ý và trở thành đối tượng tấn công của chúng.

Do đó, bạn không nên cho chó chơi gần những bụi hoa, những bụi cây rậm rạp hoặc những vườn ăn quả.

4.2. Dắt chó đi dạo vào đúng thời điểm

Mỗi ngày bạn thường cho chó nhà mình đi dạo để tránh trường hợp chúng bị béo phì, và giúp chúng tiếp xúc với môi trường ngoài nhiều hơn.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những thời điểm tốt nhất để dắt chó đi dạo, ong thường hoạt động vào ban ngày khi hoa lá đua nhau nở rộ.

Do đó, bạn nên chọn những buổi sáng sớm hoặc chiều tối, đây là thời điểm không khí mát mẻ và trong lành, đặc biệt có thể tránh được những chú ong chăm chỉ.

4.3. Không xịt nước hoa cho chó

Nước hoa là một trong những nguyên nhân thu hút bầy ong tiếp cận chó. Chính vì vậy bạn không nên lạm dụng nước hoa cho chó nhà mình nhé, chỉ nên sử dụng những địa điểm và trường hợp cần thiết.

Những cách phòng ngừa chó bị ong đốt

5. Những câu hỏi thường gặp

Chó bị Ong đốt có sao không?

Tùy theo mức độ và số lượng Ong đốt mà có thể nguy hiểm đến tính mạng của chó. Nếu vết dị ứng không thuyên giảm sau vài ngày hay xuất hiện tính trạng mệt nằm một chỗ, sốt, tiêu chảy, chảy nước bọt,… hãy đưa chó đến bác sĩ Thú Y ngay nhé.

Chó bị Ong đốt bao lâu thì khỏi

Thông thường chó bị Ong đốt khoảng 2 – 4 ngày thì khỏi. Tuy nhiên với các trường hợp ở mức nặng cần thời gian lâu hơn và được chăm sóc tỉ mỉ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hiện tượng chó bị ong đốt. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc và đề phòng việc chó bị ong đốt thật tốt. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây