Danh sách các loài Rùa trong Sách Đỏ bị cấm nuôi ở Việt Nam

Nắm rõ danh sách các loài rùa trong sách đỏ bị cấm nuôi ở Việt Nam sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng loài rùa được phép nuôi theo đúng quy định. Vậy những loài rùa nào bị cấm nuôi ở Việt Nam? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Rùa trong sách đỏ là gì?

Rùa trong sách đỏ là những loài rùa quý hiếm và cần được bảo tồn. Khi nuôi rùa cảnh bạn cần tìm hiểu xem loài rùa nào trong sách đỏ và bị cấm nuôi. Vì không phải loài rùa nào cũng được phép nuôi tại Việt Nam, đặc biệt là rùa có trong danh sách đỏ. Nếu nuôi loài rùa trong danh sách cấm người nuôi sẽ bị xử phát theo quy định của pháp luật.

Những loài rùa bị cấm nuôi ở Việt Nam

Rùa núi vàng, rùa hộp trán vàng, rùa hộp ba vạch, rùa Trung Bộ và rùa Hoàn Kiếm là những loài rùa trong sách đỏ và bị cấm nuôi ở Việt Nam.

Rùa đầu to

Rùa đầu to là loài rùa quý có trong sách đỏ và thuộc loại đặc biệt nguy cấp. Vì vậy việc nuôi rùa đầu to có thể là vi phạm pháp luật. Rùa đầu to phân bố chủ yếu tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta rùa đầu to trong danh mục bò sát và sinh sống tại khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng, VQG Ba Bể, VQG Hoàng Liên Sơn… Rùa đầu to ưa sống ở khu vực núi đá vôi, suối và có số lượng hạn chế do tình trạng mua bán hiện nay.

Rùa hộp trán vàng (miền Bắc – Trung – Nam)

Tiếp theo là rùa hộp trán vàng nằm trong danh loài rùa cần được bảo vệ và thuộc nguy cấp trên thế giới. Rùa hộp trán vàng là loài quý hiếm và ưa sống ở môi trường ẩm ướt. Rùa hộp trán vàng gồm 3 loại và được gọi theo tên của 3 miền: Rùa hộp trán vàng miền Bắc, rùa hộp trán vàng miền Trung và rùa hộp trán vàng miền Nam.

Rùa hộp trán vàng nổi bật với phần yếm với hai mảnh cử động được. Trong đó nửa yếm trước có thể tự khép lại khi đầu thụt vào bên trong mai. Loài rùa này có tập tính bới đất và và vùi trứng vào trong sau khi đẻ.

Rùa hộp ba vạch

Rùa hộp ba vạch có chiều dài mai khoảng 200mm, hơi dẹt và có bờ sau không có răng cưa. Đặc biệt trên mai của rùa có 3 gờ (2 gờ bên bà 1 gờ ở sống lưng). Yếm của rùa hộp ba vạch có thể cử động và khép kín trong mai. Lưng có 3 vạch chạy dọc theo 3 gờ ở mai. Yếm có màu xám đen và viền có màu đỏ nâu.

Rùa hộp ba vạch ưa sống ở những khe rãnh, ven suối ở trung du, vùng núi. Loài rùa này chủ yếu phân bố tại khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… 

Rùa đất lớn

Rùa đất lớn có một gờ trên sống lưng và thường có phần mai rất cao. Đặc điểm nổi bật nhất của loài rùa này đó chính là có tấm bìa góc lồi hình tam giác. Yếm rùa đất lớn có màu nâu nhạt hoặc màu vàng nhạt, trên những tấm vảy yếm có các khía màu đen hoặc nâu sẫm. Mai có chiều dài khoảng 40cm.

Kaeng Krachan District, Phetchaburi

Rùa núi vàng

Rùa núi vàng thuộc họ rùa núi và chủ yếu phân bố tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Đầu rùa núi vàng có những tấm sừng, mai rùa gồ cao và có màu vàng. Trước yếnm rất phẳng và lõm dần về sau. Kích thước rùa núi vàng khoảng 30cm và có trọng lượng khoảng 3,5kg. Loài rùa này ưa sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới và là loài có tập tính vùi trứng trong đất.

Rùa núi viền

Rùa núi viền là loài sống ở khu vực miền núi tại các nước Đông Nam Á. Môi trường sống của loài rùa này là những thung lũng và khe rãnh. Rùa núi viền được biết đến là loài rùa cạn đẹp nhất có da và mai màu nâu vàng. Kích thước rùa núi viền trưởng thành khoảng 35cm. Tại Việt Nam rùa núi viền phân bố chủ yếu tại: Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum…. Loài rùa này nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ.

Rùa răng

Rùa răng có chiều dài khoảng 470mm và có mỏ được chia thành 2 mấu nhọn có hình răng ở hàm. Mai của loài rùa này phồng, thuôn dài và phía sau không có răng cưa. Yếm trước của rùa hơi lồi và phí sau khuyết. Mai có màu nâu thẫm hoặc đen, phần đầu xám có những vết đốm màu vàng hoặc đốm đen. Tại Việt Nam rùa răng chủ yếu phân bố tại khu vực Đồng Nai, Cà Mau, Kiên Giang… 

Trên đây là danh sách các loài rùa trong danh đỏ và bị cấm nuôi tại Việt Nam theo quy định. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng loài rùa cần nuôi và tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây