Rùa bị Phổi: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị và Phòng tránh

Phổi là bệnh thường gặp ở rùa và nếu không có cách phát hiện sớm, cũng như điều trị hiệu quả sẽ khiến rùa bị chết. Việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa sẽ giúp bạn có cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh phổi ở rùa một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân rùa bị bệnh phổi

Bệnh phổi ở rùa do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó thường gặp nhất phải kể tới:

– Do vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas gây bệnh, loại vi khuẩn này được tìm thấy ở mũi, trong khí quản và phổi của rùa.

– Nguyên nhân khiến rùa bị bệnh phổi là do thời tiết lạnh và nhiệt độ thay đổi đột ngột.

– Môi trường sống của rùa ở cạn với rùa dưới nước thấp, cũng như không được vệ sinh sạch sẽ đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh.

– Nuôi rùa trong môi trường nước lâu ngày bẩn và không được thay nước mới.

– Rùa bị mắc bệnh phổi cũng có thể do bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có khẩu phần ăn chưa đa dạng các nhóm chất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phổi ở rùa

Bạn có thể dễ dàng nhận biết rùa bị bệnh phổi dựa vào những dấu hiệu điển hình dưới đây:

– Rùa có dấu hiệu sổ  mũi và tiết chất nhầy. Mắt bị sưng và híp lại  kèm theo thở hổn hển.

– Khi đường hô hấp của rùa bị nhiễm trùng rùa sẽ bị khò khè trong miệng và mở miệng để hít không khí từ ngoài. 

– Bạn sẽ thấy rùa có cảm giác mệt mỏi và rất ít di chuyển, thậm chí không di chuyển và chỉ nằm một chỗ. 

– Với những con rùa nhút nhát bạn sẽ thấy chúng rụt đầu lại khi thấy có người tới gần.

– Đối với những con rùa sống dưới nước khi bị bệnh phổi sẽ thường nổi lên mặt nước để thở. 

– Rùa trưởng thành thường ngủ ở nơi có ánh nắng như các phiến đá hay khúc gỗ có đèn sưởi. Nhưng nếu rùa bị bệnh phổi chúng sẽ không bao giờ nằm phơi nắng.

Cách điều trị bệnh phổi hiệu quả ở rùa

Các dấu hiệu bệnh phổi ở rùa rất khó phát hiện và tiến triển rất nhanh. Nếu không có cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến suy tim, tăng huyết áp động mạch phổi và khiến cơ thể suy kiệt, tử vong.

Cách điều trị bệnh phổi ở rùa không hề đơn giản, vì vậy nếu thấy rùa có những triệu chứng của bệnh phổi bạn nên đưa thú cưng đi thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả. Tùy theo từng mức độ bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phổi ở rùa một cách hiệu quả nhất.

Ngâm thuốc chữa bệnh phổi ở rùa

– Kết hợp dùng Gentamicin 0.1 với nước muối sinh lý 1 lần/ngày. Sau 5 – 10 ngày bệnh sẽ hồi phục. Trong một số trường hợp có thể sử dụng Penicillin.

– Dùng Amoxicillin với tỷ lệ 1:20 để ngâm với nước trong vòng 1 giờ đồng hồ. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày. Mục đích dùng thuốc là giúp rùa hấp thu thuốc hiệu quả.

– Dùng vitamin C ngâm 1 lần/ngày để tăng cường sức đề kháng cho rùa. Chỉ cần cho nước ấm vào trong hộp và thả vitamin C vào cho tan rồi cho rùa vào trong hộp. 

Truyền dịch chữa bệnh phổi ở rùa

Trong trường hợp rùa bị bệnh phổi ở mức độ nặng sẽ tiến hành truyền dịch. Bổ sung dịch bằng cách tiêm vào màng bụng hoặc tiêm nước đường Glucose 5% hay nước điện giải. Việc truyền dịch sẽ giúp rùa sớm phục hồi sức khoẻ và thúc đẩy việc bài tiết, cũng như giảm độc tính của thuốc. Trong trường hợp rùa bị bệnh phổi nặng thì việc bổ sung dịch là rất cần thiết.

Hỗ trợ tiêu hoá khi rùa bị phổi

Khi truyền dịch cho rùa xong khoảng 3 – 5 ngày, bạn nên cho rùa ăn 2 – 3 ngày một lần để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết giúp rùa mau hồi phục. Trong trường hợp rùa bị viêm phổi nặng bạn nên kết hợp cho rùa uống viên hỗ trợ tiêu hoá để điều chỉnh lại hệ vi khuẩn trong đường ruột. 

Cách phòng tránh bệnh rùa bị phổi hiệu quả

Để phòng tránh bệnh phổi ở rùa bạn cần nắm rõ những lưu ý sau:

– Đảm bảo nhiệt độ môi trường nước nuôi rùa từ 28 – 29.5 độ C. Các thông số nước phải ổn định và nên thay nước cũng như rửa bể thường xuyên hàng tuần. 

– Bệnh phổi ở rùa rất dễ lây lan, vì vậy nên tách những con khoẻ mạnh riêng để không bị lây bệnh. 

– Khi cho rùa phơi nắng bạn nên đảm bảo môi trường có nhiệt độ khoảng 33 độ C hoặc dùng đèn sưởi 35 độ C để đảm bảo hệ miễn dịch của rùa và chất nhầy nhanh tan, sẽ giúp rùa dễ thở hơn.

– Trong trường hợp rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp cần dùng đèn hồng ngoại. Loại đèn này sẽ hỗ trợ tăng nhiệt độ ở trong cơ thể của rùa và chống lại vi khuẩn gây bệnh.

– Sử dụng khăn ẩm để lau sạch chất nhầy và nước bọt do rùa tiết ra. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và bổ sung đầy đủ vitamin, chất khoáng cần thiết. 

– Trong trường hợp rùa không bơi trong bể, bạn có thể chuẩn bị bể khô và ngâm rùa 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 phút.

“Bỏ túi” những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu bệnh phổi ở rùa và có cách điều trị, cũng như phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở rùa hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây