Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm, hiện nay được biết chưa có thuốc điều trị khỏi. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp bị nhẹ có thể chăm sóc để cho mèo kéo dài thời gian sống. Và thông tin bên dưới đây, my-pet.vn sẽ cung cấp thông tin mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì và không nên ăn gì.
1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Giảm bạch cầu ở mèo gọi tắt FPT là một căn bệnh viêm ruột truyền nhiễm, nguy hiểm và có nhiều biến chuyển nặng. Bệnh này do virus gây ra lây lan rất nhanh gây hiện tượng mèo ốm sốt, mất nước, nôn mửa, suy nhược cơ thể, giảm số lượng bạch cầu và nặng hơn có thể gây tử vong.
Mèo mẹ bị nhiễm bệnh có thể bị nặng, nếu mang thai dễ bị sảy, sinh non. Virus gây bệnh này sống rất dai, phân vào trong nhóm Parvovirus, có vật chất di truyền là sợi ADN. Dịch bùng rất mạnh với điều kiện không gian bị ẩm ướt, trời nồm, mầm bệnh tiến triển nhanh trong điều kiện tự nhiên.
2. Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì?
Chế độ ăn uống của mèo bị giảm bạch cầu khác hoàn toàn so với mèo khỏe mạnh bình thường. Cho nên chủ nuôi mèo cần có cách chăm sóc cẩn thận và tìm hiểu thực phẩm ăn uống giúp sức khỏe nhanh tiến triển. Cụ thể mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì:
2.1. Đối với mèo to
Mèo trưởng thành thì cần cung cấp nhiều dưỡng chất đủ cho sức khỏe tốt. Mèo bị giảm bạch cầu ốm cho nên giảm cảm giác thèm ăn, bỏ bữa, ăn ít khiến cơ thể bị giảm cân, gầy gò, xơ xác.
Lúc này thì bạn cần tìm các thực phẩm mèo thích ăn để kích thích mèo ăn, cung cấp dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Cho mèo uống thêm siro Vitamin C của trẻ sơ sinh, cung cấp gel dinh dưỡng mua tại các cửa hàng ăn uống thú y. Sử dụng điện giải oresol thải độc, cho uống thêm nước cho thêm đường gluco.
Thực phẩm ăn uống nên ưu tiên cho thêm thịt bò, thịt lợn làm chín. Cho mèo ăn pate, thịt gà làm chín, làm nhuyễn, chế biến dạng mềm hơi ấm cho dịu cổ họng dễ ăn hơn. Có thể trộn ít B1 kích thích cho mèo ăn uống, có cảm giác dễ chịu hơn khi ăn.
Cung cấp thêm cho cho mèo sữa để giúp mèo được bồi bổ dưỡng chất. Các loại rau củ quả nấu chín, làm mềm nhuyễn ra để dễ cho mèo nuốt hơn. Có thể lựa chọn nấu cháo, xay rồi hấp, nấu chín, để tránh tình trạng ăn sống có thể gây thêm vấn đề về ruột.
2.2. Đối với mèo con
Mèo con bị bệnh giảm bạch cầu không chịu ăn thì nên bổ sung thêm sữa mèo mẹ hoặc sữa pha riêng cho mèo. Bạn có thể dùng bơm cho sữa vào để bơm vào trong miệng mèo nếu mèo không chịu uống. Có cho ăn thức ăn thì cũng chọn đồ ăn thịt, pate mềm nhuyễn đã được nấu chín, cho ăn từng ít để mèo không bị đầy bụng, khó chịu.
Trong lúc chăm sóc mèo thì bạn chú ý an ủi tâm trạng cho mèo đỡ kêu nếu chẳng may cách ly mẹ bởi vì càng kêu nhiều mất sức càng suy nhược. Chú ý cấp nước, siro Vitamin C, nước điện giải cho mèo để mèo không bị mất nước quá nhiều.
Tìm hiểu thêm:
- cho mèo ăn gì để mập
- mèo ăn đậu phộng được không
- mèo ăn xôi được không
- mèo con 2 tuần tuổi ăn gì
- mèo con có uống được sữa th true milk không
3. Mèo bị giảm bạch cầu không nên ăn gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ thú y thì mèo bị giảm bạch cầu thực chất là viêm đường ruột truyền nhiễm cho nên không ăn đồ thức ăn có tính chất tanh. Chẳng hạn như tôm, cá, sò, ngao, mực,…Nhất là cá – thức ăn mà mèo cực kỳ thích nhưng lại tanh, không phù hợp ăn ở thời gian này.
Không để mèo ăn các loại hạt được làm từ thức ăn tanh, không ăn đồ cứng, quá nóng, quá lạnh. Phải có cách chế biến đồ ăn âm ấm để làm dịu họng, làm nhuyễn mềm ra tránh mèo không ăn được mà thiếu dưỡng chất.
4. FAQ về bệnh mèo giảm bạch cầu
Giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không hề hiếm gặp cho nên phải cực kỳ cần trọng. Bạn có thể xem thêm các thắc mắc được giải đáp bên dưới:
Có khả năng chữa được giảm bạch cầu không?
Theo thông tin y tế cho biết thì bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc điều trị, nếu bị nặng khả năng bị tử vong rất cao. Tuy nhiên đừng vì như vậy mà bỏ mặc mèo cưng vì nếu bị nhẹ chăm sóc tốt vẫn có thể kéo dài sự sống.
Phòng bệnh như thế nào?
Muốn tránh mắc phải bệnh giảm bạch cầu mèo thì bạn cần phải biết được các cách thức để phòng bệnh. Áp dụng chúng để bảo vệ cho mèo cưng nhà mình:
– Tiêm các mũi phòng bệnh cho mèo đầy đủ theo các lứa tuổi. Cụ thể viêm vắc xin phòng bệnh giảm bạch cầu và các bệnh hô hấp do nhiễm virus.
– Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và cơ thể cho mèo thường xuyên
– Mèo trên 1 tuổi thì nên tiêm mỗi năm nhắc lại vắc xin một lần
– Định kỳ khoảng 3 tháng nên cho mèo đi khám bác sĩ thú y xem tình trạng sức khỏe 1 lần.
Mèo bị giảm bạch cầu có cần cho cách ly ăn riêng với mèo khỏe?
Bạn nên để mèo bị bệnh giảm bạch cầu ở cách ly ra nơi khác, chúng có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy và có thể lây lan virus sang cho mèo khỏe. Và thức ăn cũng để riêng cho mèo bệnh, tránh trường hợp lây chéo nguy hiểm tới những con mèo đang bình thường khác.
Với những thông tin chi tiết được nêu rõ ở bài viết này thì bạn đã biết được mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì và kiêng ăn gì rồi phải không. My-pet cung cấp kiến thức chăm sóc mèo hy vọng giúp bạn có thể có chế độ ăn cho mèo phù hợp hơn.