Mèo Himalaya – đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và giá

Mèo Himalaya còn có tên gọi khác là mèo Ba Tư Himalaya hoặc Himmie. Nhưng loài mèo này có gốc gác từ Mỹ và Anh và được xem là một trong những loài mèo cổ trên thế giới. Chúng có ngoại hình khá khác biệt và vô cùng dễ thương khiến ai cũng thích thú. Cùng My-pet.vn tìm hiểu về những chú mèo Himalaya qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc của mèo Himalaya

Mèo Ba Tư có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại – Iran ngày nay nhưng mèo Ba Tư Himalaya lại không phải từ Ba Tư mà từ Mỹ và Anh. Chúng ra đời do sự lai tạo được thực hiện bởi Virginia Cobb và Clyde Keeler vào năm 1931. Cho tới năm 1957 thì loài mèo nà được công nhận là loài mèo riêng biệt trên thế giới. Kỹ thuật lại được hai nhà nghiên cứu áp dụng được đánh giá cao và được áp dụng vào các loài mèo khác nữa.

Nhưng sau đó các hiệp hội mèo như CFA, ACA và ICA sau đó đã xếp hạng loài mèo này lại lần nữa. Chúng trở thành mèo thuộc dòng mèo Ba Tư cùng với mèo Ba Tư thuần chủng và loài mèo Exotic. Nhưng ACFA, TCA và cả AACE lại không công nhận mèo Ba Tư Himalaya này là một phần thuộc dòng mèo Ba Tư. Dù sao thì mèo Ba Tư Himalaya vẫn luôn có một vị trí không thể thay thế trong lòng người yêu mèo.

Nguồn gốc của mèo Himalaya

2. Đặc điểm ngoại hình mèo Himalaya 

Mèo Ba Tư Himalaya có vẻ ngoài vô cùng dễ thương cùng nhiều điểm thu hút mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những chú mèo Himalaya trưởng thành chỉ có chiều cao vô cùng khiêm tốn 25-30cm, nhìn xa cảm giác như chúng mãi chỉ như chú mèo con nuôi hoài không thấy lớn.

Nếu đem so sánh với mèo Ba Tư thuần chủng và mèo Exotic thì mèo Himalaya có chiều cao thấp hơn nhiều. Chúng có cân nặng cũng khiêm tốn, chủ yếu là do xương vì xương của chúng rắn chắc và thân hình cũng rất săn chắc. Chiều cao khiêm tốn, kết hợp với đôi chân cũng ngắn, đầu lại tròn tròn, cộng thêm chiếc cổ ngắn, cặp mắt của loài mèo này nằm cách xa nhau, chiếc mũi thì nhỏ. Vì vậy, mặt chúng lúc nào trông cũng thật dịu dàng, dễ thương làm cho người muốn được che chở và bảo vệ.

Mũi mèo Himalaya không những nhỏ mà còn sâu. Mặc dù tổng thể chúng khá dễ thương nhưng với cấu tạo chiếc mũi như vậy lại là một khuyết điểm của mèo Himalaya. Chúng sẽ gặp khó khăn về hô hấp dẫn tới thể lực của mèo cũng không tốt bằng các loài mèo khác.

Cũng có những chú mèo Himalaya có sống mũi cao nên hô hấp cũng tốt hơn, khác với mèo Himalaya truyền thống. Đôi tai mèo nhỏ có hình tam giác và luôn dựng lên, với cái đuôi dài. Lông đuôi phủ một lớp dài và đẹp vô cùng nhìn chẳng khác nào một bông lau đang đu đưa.

Mèo Himalaya có nhiều màu lông phổ biến như nâu đốm, kem, nâu sẫm hoặc màu hỗn hợp. Lông mèo dài, mềm và rất mượt. Kích thước lông mỏng manh. Hầu hết các bộ phận của mèo Himalaya đều rất đặc biệt từ tai, chân, đuôi và cả khuôn mặt của mèo. Thường thì màu lông ở mặt mèo  đậm hơn so với những phần còn lại của cơ thể. Chính vì vẻ ngoài có nét đặc biệt trông khá là quý tộc nên giống mèo này được ưa chuộng và đó cũng là lý do giá mua bán mèo này luôn cao ngất ngưởng.

2.1. Thân Hình 

Phần lớn các con mèo thuộc loài mèo Himalaya đều có những đặc điểm như dưới đây về vẻ ngoài:

  • Mèo không cao, thân hình tròn mũm mĩm, cơ thể rất săn chắc và có bộ xương nặng. Đầu của mèo tròn và cổ mèo thì ngắn nhưng hai mắt lại sâu, mũi mèo vừa tịt vào lại vừa ngắn, nhỏ.
  • Mèo có khuôn miệng với đôi tai lúc nào cũng trong tình trạng dựng đứng lên và có hình tam giác. Đuôi mèo có lông dài phủ xuống như một bông lau. Những sợi lông đuôi mềm, mịn và dài, rất mỏng. 
Đặc điểm ngoại hình mèo Himalaya

2.2. Bộ lông mèo Himalaya

Mèo Himalaya chủ yếu có màu lông nâu đốm, nâu sẫm, kem hoặc màu nâu… Lông mèo dài nhưng mượt và mỏng nên tổng thể vừa dày vừa mượt. Ở phần tai, chân, đuôi thì màu lông sẽ đậm hơn so với các vùng cơ thể khác. Nhưng đôi khi bạn sẽ gặp những cá thể mèo có màu lông không giống như vì vì cái gì cũng có sự ngoại lệ phải không?

3. Tính cách của mèo Himalaya

Khi còn nhỏ mèo tinh nghịch nhưng lúc lớn lên lại trở nên trầm tính, thích nhẹ nhàng yên tĩnh. Chúng không tham gia vào các cuộc tranh giành hay vật lộn, đuổi bắt với những chú mèo khác hay con vật khác xung quanh. Chúng cũng chẳng thích những nơi ồn ào, náo nhiệt hay đông đúc. 

Thường thì chúng sẽ tìm cho mình một chỗ trốn thật yên tĩnh và ngủ nếu buộc phải tới những nơi ồn ào. Mèo Himalaya còn được yêu thích bởi vì chúng rất nghe lời chủ nhân và không phá phách, nghịch nghợm.

Một đặc điểm nữa trong tính cách của loài mèo Himalaya là chúng độc lập. Nhưng nếu bạn là chủ nhân của chúng, chúng cũng không quên dành tình cảm và luôn thể hiện sự quấn quýt, không muốn rời xa chủ nhân. Bọn chúng cũng thích được cưng nựng, chiều chuộng và vuốt ve. Thích được chủ bế trong lòng nhưng cũng không hoàn toàn muốn bạn lúc nào cũng phải chú ý tới chúng. 

Chỉ cần bạn từ từ tiếp cận và thể hiện tình cảm, thân thiện với chúng từ từ, những chú mèo dần sẽ hiểu và cảm nhận được tình cảm từ phía bạn và đáp lại. Đó là cách để bạn kết thân với những chú mèo Himalaya.

Mèo Himalaya còn được biết đến với biệt danh là những quý ông, quý cô nhạy cảm. Nếu như bạn trêu đùa chúng quá mức và quá lâu, chúng sẽ hờn dỗi hoặc tỏ ra không thích thú, cũng không phải ứng lại theo cách thái quá như là cào, cắn mà sẽ rời đi tránh xa bạn ra. Cảm giác giống như chúng chẳng muốn gặp lại bạn thêm lần nào nữa. Nhưng nhìn chung mèo Himalaya là loài mèo vừa thông minh vừa hiền lành và cũng rất tinh tế.

Tính cách của mèo Himalaya

4. Cách chăm sóc mèo Himalaya

4.1. Chế độ ăn uống

Không giống với các loài mèo đến từ châu Âu và châu Á khác, mèo Himalaya có chế độ dinh dưỡng và thức ăn cần được tuân thủ nghiêm ngặt mới có thể đảm bảo được sức khỏe tốt cho mèo.

Mèo con dưới 1 tháng tuổi

Những chú mèo mới sinh ra nên được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thì mới có thể đảm bảo rằng chúng sẽ có được một hệ miễn dịch tốt. Khi mèo đã bị tách ra khỏi mẹ lúc còn quá nhỏ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý để có cách chăm sóc cho mèo tốt nhất.

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên

Mèo từ 1 tháng tuổi trở lên đây là thời điểm mà bạn nên cho mèo ăn những món ăn mềm và có độ loãng để chúng dần quen với thức ăn. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ khoảng 3-5 bữa và mỗi bữa chỉ ăn một lượng từ 25-40g thực phẩm mà thôi.

Sau 2 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu tăng dần thức ăn lên khoảng 30-65g nhưng còn phải tùy thuộc vào thể trạng của từng chú mèo. Nếu không có đủ thời gian để nấu cho mèo thì bạn cân nhắc tới sử dụng loại thức ăn đóng hộp. 

Mèo trưởng thành

Khi mèo 4 tháng tuổi thì việc chăm sóc mèo sẽ dễ hơn. Chỉ cần cho mèo ăn 2-3 bữa mỗi ngày và lượng thức ăn ở mức vừa phải tùy theo thể trạng và cân nặng thực tế của mèo ở thời điểm đó.

Mèo Himalaya thích ăn các loại thịt như gà, cá, nội tạng hay thịt bò. Những đừng quên bổ sung thêm vào thực đơn cho mèo các loại rau, khoáng để đủ chất và dinh dưỡng cho mèo. Cần chú ý để hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ gây béo phì ở mèo.

Cách chăm sóc mèo Himalaya

4.2. Vận động thể chất

Giống mèo Himalayan khá là lười vận động, chúng thích nằm lười vì thế bạn nên dành thời gian để chúng vui chơi, chạy nhảy giúp mèo có thói quen vận động tốt hơn., tăng cường sức khỏe cho mèo. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ giúp cho mèo bớt cảm thấy căng thẳng, giảm stress, sức khỏe tăng cường, cơ khớp dẻo dai hơn.

4.3. Vệ sinh

Mèo Himalaya dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Để hạn chế bệnh tật thì bạn cần chú ý tới khâu vệ sinh cho mèo.

Cần dành thời gian để chăm sóc cho bộ lông, tai và mắt, đặc biệt là mũi của mèo. Khi vệ sinh các bộ phận bạn cần dùng khăn lau riêng biệt, không nên dùng chung 1 khăn lau cho tất cả các bộ phận vì có thể dẫn tới nguy cơ mang vi khuẩn từ bộ phận này tới bộ phần khác làm tổn thương lan rộng. Mèo hay rụng lông nên cần thường xuyên tắm, kiểm tra. Nếu phát hiện điểm bất thường bạn cần hỏi ý kiến từ bác sĩ thú ý để có thể xử lý mọi thứ kịp thời.

5. Những bệnh thường gặp

Do có cái mũi nhỏ và tẹt nên mèo Himalaya thường hay gặp vấn đề về hô hấp. Ngoài ra chúng còn gặp phải các chứng bệnh liên quan mắt, răng, lông, thận, da… Mắt hay bị chảy nước mắt do bị đau mắt, teo võng mạc. Còn răng của chúng có thể gặp phải tình trạng răng lệch, nha chu bị viêm và thận thì hay bị đa năng, những bệnh này thường do di truyền.

Khi chăm mèo Himalaya bạn cần chú ý quan sát và để tâm tới mọi thay đổi về sức khỏe của chúng qua các biểu hiện bên ngoài. Từ đó biết cách kịp thời xử lý, chăm sóc thì mới có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho mèo.

Những bệnh thường gặp

6. Giá mèo Himalaya

Mèo Ba Tư Himalaya trên thị trường Việt nam hiện nay không quá khó mua nhưng giá thì rất đắt đỏ. Nếu một cá thể mèo không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng thì mức giá bán có thể là 5 triệu, khi có đầy đủ giấy tờ thì giá có thể lên tới 12-15 triệu mỗi con. Đặc biệt nếu mua mèo Himalaya nhập khẩu và là mèo thuần chủng, sẽ không hề có mức giá dưới 15 triệu đồng. Dù là mèo con mới sinh hay mèo đã trưởng thành đều rất đắt nên bạn cần chọn mua ở cơ sở địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng mèo.

Tìm hiểu thêm về các giống mèo khác hiện nay:

Trên đây là những thông tin cần biết về giống mèo Himalaya, đặc điểm, cách nuôi và giá bán mèo Himalaya trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những ai đang muốn nuôi một em mèo Himalaya. Chúc bạn sẽ sớm tìm được boss phù hợp với mình. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

━ Các vấn đề về sức khỏe ở Mèo

━ Mèo có thể ăn gì?

━ Cách chăm sóc mèo con

cai gi v