Một trong những điều thú vị về loài rùa đó là quá trình lột da, nứt và lột mai. Cùng tìm hiểu xem thời gian và quá trình phát triển của rùa sau khi lột da, lột mai như thế nào nhé.
Rùa có lột mai không?
Với câu hỏi rùa có lột mai không, câu trả lời là CÓ. Rùa là loài có lột mai, nứt, lột da khi tới độ tuổi nhất định. Với từng loài rùa sẽ có thời gian lột da khác nhau. Trong quá trình rùa lột mai cần có sự chăm sóc đặc biệt, chính vì vậy thời gian cũng như sự phát triển của rùa khi lột mai được nhiều người quan tâm.
Rùa lột da trong bao lâu?
Rùa thường lột xác khi còn nhỏ và thường là 2 lần/tháng. Tốc độ lột, thay da hay nứt của rùa còn tùy theo vào sự phát triển. Đối với những con rùa có chế độ ăn uống đầy đủ, khoẻ mạnh sẽ có thời gian lột mai đều hơn. Theo tuổi tác khi càng già tần suất lột mai sẽ ít hơn. Nếu thấy rùa ở giai đoạn trưởng thành lôt mai có nghĩa là chúng đang bị bệnh hoặc thiếu chất. Sau 4 – 5 năm rùa sẽ ngừng lột mai.
Quá trình phát triển của của rùa khi lột da, nứt, lột mai
Thời gian rùa lột mai là giai đoạn khá nhạy cảm, do đó trong quá trình này cần hết sức lưu ý. Dấu hiệu nhận biết rùa lột mai, lột da đó là xuất hiện những lớp màng ở trên hồ nuôi hoặc trên cơ thể rùa. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc rùa trong quá trình lột da, nứt, lột mai:
Chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian rùa thay da, lột mai bạn không nên thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống, mà nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin. Thời gian rùa lột mai nên tăng cường các loại cá và động vật giáp xác. Có thể cho rùa ăn vỏ trứng, bột xương trộn đều cùng với thức ăn.
Vệ sinh bể nuôi
Những mảnh da bong ra sẽ nổi trên bề mặt bể nuôi và có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Do đó, trong thời gian rùa lột mai bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bể và có thể lắp bộ lọc.
Tắm rửa cho rùa
Lời khuyên khi chăm sóc rùa trong thời gian lột mai đó là, nên thường xuyên tắm cho rùa sạch sẽ để loại bỏ các lớp tạp chất ở dưới vảy. Vì nếu không vệ sinh sạch sẽ khiến rùa bị bệnh. Nên tắm cho rùa bằng nước ấm kết hợp với chút muối. Thời gian tắm cho rùa tốt nhất là từ 15 – 20 phút. Sau khi tắm dùng giấy khô thấm đều người.
Sau khi tắm cho rùa bạn cũng nên bôi dầu oliu lên mai hoặc dùng nước luộc hoa cúc hay hoa khô mua ở ngoài tiệm thuốc. Việc làm này sẽ giúp rùa nhanh thay mai và đỡ đau đớn hơn.
Tắm nắng cho rùa
Khi rùa thay mai, lột da thì việc tắm nắng và vô cùng cần thiết. Mục đích của tắm nắng là để bổ sung vitamin D kết hợp với chiếu đèn UV. Đối với mùa hè cần cho rùa tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời và đi dạo dưới bóng râm. Cần đảm bảo không cho rùa đi bộ quá 2 tiếng và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp mai.
Cách phân biệt rùa lột mai và bị bệnh
Trong một số trường hợp nhiều người nhầm lẫn khi rùa lột mai và rùa bị bệnh. Vậy cách phân biệt như thế nào? Bạn có thể dễ dàng nhận biết khi dựa vào các bệnh thường gặp ở rùa trong thời gian lột mai dưới đây:
– Bệnh nấm: Khi rùa bị nấm sẽ có dấu hiệu như xuất hiện đốm trắng trên mai, liên tục ngứa ngáy, nổi mụn hoặc vết loét nhỏ. Ngoài ra, trong một số trường hợp rùa sẽ xuất hiện những mảnh da nhỏ rời khỏi mai.
– Bệnh còi xương: Nếu rùa thiếu canxi và các loại vitamin sẽ có mai bị uốn cong và bong vảy.
– Avitaminosis: Đây là tình trạng thường gặp ở rùa do thiếu vitamin và bong lớp da ở đầu.
– Rùa bị chấn thương hoặc bỏng: Nếu rùa xuất hiện những tấm da bong tróc và rỉ máu ở mai cần đưa đi khám thú y sớm, vì rất có thể rùa đang bị thương.
Trên đây là thời gian và quá trình phát triển của rùa lột da, nứt và lột mai. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất và có cách chăm sóc rùa hiệu quả trong thời gian lột mai.