Cách nuôi rùa cạn, ăn gì để sống lâu và lưu ý cho người mới

Rùa cạn là loài rùa cảnh được nuôi trên cạn nên sẽ có cách nuôi khác so với rùa nước. Vậy cách nuôi rùa cạn như thế nào? Rùa cạn ăn gì để sống lâu và người mới nuôi rùa cạn cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo qua bài viết sau.

Thông tin cần biết khi nuôi rùa cạn

Để có cách nuôi rùa cảnh hiệu quả, trước hết bạn cũng nên tìm hiểu đôi nét về loài rùa này dưới đây:

  • Rùa cạn có tuổi thọ sống từ 30 đến 70 năm. Loài rùa này có tuổi thọ lâu đời và khi xác định nuôi có nghĩa là bạn sẽ sống chung với chung cả đời.
  • Rùa cạn là loài có kích thước lớn.
  • Để nuôi rùa cạn bạn cần có dự trù khá lớn về phụ kiện, thức ăn và tiền khám bệnh.
  • Nên mua rùa cạn ở những địa chỉ uy tín và được nhiều người mua để có giá tốt cũng như nuôi hiệu quả, ít bệnh.

Cách nuôi rùa cạn hiệu quả cho người mới 

Dưới đây là cách nuôi rùa cạn hiệu quả nhất cho người mới mà bạn có thể tham khảo:

Chuồng nuôi rùa cạn

Đối với chuồng nuôi rùa cạn cần che kín và đảm bảo kích thước tối thiểu là 2,5m2 và diện tích khoảng 30cm so với chiều dài của rùa. Bạn có thể nuôi rùa cạn bằng hộp giấy hoặc thùng nhựa đều được. Tuy nhiên, khi rùa tăng kích thước cần thay đổi chuồng rộng hơn.

Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị

Để nuôi rùa cạn bạn cũng nên chuẩn bị thiết bị đi kèm như đèn, phụ kiện… Tốt nhất nên chuẩn bị trước thay vì mua rùa rồi về mới mua sau sẽ không đủ điều kiện cho rùa phát triển.

Mua đất nền cho rùa cạn

Nuôi rùa cạn bạn cần chuẩn bị lớp lót nền chuyên dụng để đảm bảo môi trường sống cho rùa cạn phát triển. Với mỗi loài rùa sẽ có cách lựa chọn đất nền khác nhau, do đó bạn nên xác định loại rùa mình nuôi là gì và có cách chuẩn bị loại đất nền phù hợp.

Ánh sáng và nhiệt độ

Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi rùa cạn đó là cần đảm bảo được yếu tố ánh sáng và nhiệt độ. Cụ thể như sau:

– Ánh sáng: Chuồng nuôi rùa cạn cần có ánh sáng UVB giúp rùa hấp thụ vitamin B và chuyển hóa thành canxi để tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm đèn UVB và thay đèn định kỳ 6 tháng/lần, vì UVB sẽ mất dần theo thời gian sử dụng. 

Nhiệt độ: Với từng loài rùa cạn sẽ có những yêu cầu riêng về nhiệt độ. Do đó bạn cần xác định loại rùa mình nuôi là gì và có cách setup nhiệt độ sao cho phù hợp.

Cung cấp nước cho rùa cạn

Khi nuôi rùa cạn bạn không cần phải chuẩn bị nhiều nước. Chỉ cần chuẩn bị bát nước đặt trong chuồng cho rùa ngâm mình và đi vệ sinh là được. Đối với nước nuôi rùa cạn cần đảm bảo sạch sẽ và không có clo.

Setup nơi trú ẩn cho rùa cạn

Chuồng nuôi rùa cạn cần thiết kế khu vực riêng để rùa ẩn náu khi thấy có nguy hiểm. Có thể setup đơn giản bằng các vật dụng như: Hộp nhựa, thùng bìa carton…

Cách chăm sóc rùa cạn hiệu quả

Chăm sóc rùa cạn là một trong những lưu ý rất quan trọng mà người nuôi cần nắm rõ. Cụ thể:

Thức ăn cho rùa cạn

Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc quá dư thừa sẽ khiến rùa bị còi xương hoặc thừa canxi, dư thừa lượng đạm. Thức ăn chính của rùa cạn là các loại rau xanh, trái cây, cỏ. Rùa cạn là loài không ăn thịt động vật. Khi nuôi rùa cạn bạn nên tìm hiểu về chế độ ăn uống để lựa chọn được nguồn thức ăn phù hợp nhất cho rùa phát triển khỏe mạnh. 

Cho rùa đi khám định kỳ

Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi rùa cạn đó là nên cho đi khám định kỳ. Rùa là loài rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và chứa mầm bệnh gây ảnh hưởng cho người nuôi. Bạn khó có thể nhận biết được rùa có bị bệnh hay không, vì vậy cách tốt nhất là nên cho rùa đi khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Những lưu ý khi mới nuôi rùa cạn

Dưới đây là những lưu ý khi nuôi rùa cạn phát triển tốt và luôn khỏe mạnh:

  • Không nên để rùa cạn tiếp xúc với chó nuôi trong nhà, vì chó sẽ tấn công rùa và gây nguy hiểm. 
  • Tránh cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi vui chơi và tiếp xúc với rùa cạn. Bởi lẽ rùa cũng như các loài bò sát có chứa vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mypet hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có cách nuôi rùa cạn an toàn và hiệu quả nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất từ Mypet để có kiến thức hữu ích khi nuôi rùa cạn nhé.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây