Chó bị viêm dạ dày – ruột là một căn bệnh nếu gặp phải sẽ có nhiều rắc rối trong cuộc sống và sức khỏe về sau. Những ai nuôi chó thì phải tìm hiểu rõ ràng về các nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh để nếu gặp phải thì có cách xử lý. Bài viết của my-pet.vn sẽ nêu rõ về căn bệnh này ở dưới.
1. Nguyên nhân gây bệnh Viêm Dạ Dày – Ruột
Chó bị Viêm Dạ Dày – Ruột có nhiều nguyên nhân gây ra mà chủ nuôi cần biết và xác định rõ ràng. Chó là loài ăn tạp nên cũng không xa lạ gì với căn bệnh này. Cụ thể các nguyên nhân:
- Do ăn phải đồ ăn hỏng, không phù hợp nhiều nên bị viêm dạ dày – đường ruột
- Do có nhiều giun móc nhọn cắm vào vách ruột non khiến cho niêm mạc ruột của chó bị tổn thương
- Vi khuẩn sinh sôi nhiều trong niêm mạc ruột rồi nhân rộng ra làm chó bị tổn thương nặng nề hình thành viêm ruột cấp. Cụ thể như vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli…
- Do chó bị dính virus như Parvovirus, Care, viêm gan chúng vào cơ thể qua đường tiêu hóa rồi nhanh chóng phá hủy niêm mạc dạ dày, ruột.
2. Dấu hiệu chó bị viêm dạ dày – ruột
Chó bị mắc bệnh viêm dạ dày – ruột thì có nhiều dấu hiệu khác nhau gây nên tình trạng này. Và chúng ta cùng tìm hiểu những dấu hiệu sớm phát hiện và điều trị cho hiệu quả.
Thời gian đầu:
- Chó có dấu hiệu bỏ ăn, lười ăn, mệt mỏi, chó không thích vận động nhiều
- Bị sốt cao khoảng 39,5 – 40oC
- Run rẩy, chó đi đứng không thăng bằng
- Nôn mửa nhiều, đi tiêu chảy nặng, có lẫn màu vàng hoặc có kèm máu, mùi tanh hôi
- Chó có đôi mắt trũng lờ đỡ, bụng thót, người gầy xọp, da nhăn nheo, lông xù xì
Giai đoạn cuối:
- Chó bị đi nặng ra phân có lẫn máu đỏ hoặc màu nâu sẫm
- Chó kiệt sức, mệt mỏi, không muốn đi lại và hoạt động nhiều
- Có thể chó sẽ bị chết.
Tìm hiểu thêm:
- chó đi ngoài ra máu có mùi tanh
- cách trị xà mâu cho chó
- cách chữa chó bị nôn ra bọt trắng
- chó bị ăn bả phải làm sao
- dấu hiệu chó bị sốt
3. Cách điều trị chó viêm dạ dày – ruột
Hiện nay nếu như được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị được bệnh viêm dạ dày – ruột. Đầu tiên phải đưa chó tới gặp bác sĩ thú y để bác sĩ chẩn đoán bệnh đúng. Dưới đây là chia sẻ từ bác sĩ thú y về cách điều trị cho chó bị bệnh:
- Nên ngưng không cho chó ăn trong khoảng 24h đầu, lúc này chỉ nên cho chó uống nước
- Chó nôn mửa thì nên sử dụng Anticholinergic và thuốc an thần như Chlopromazin, Metoclopramil
- Nên truyền bù dịch thêm nước, chất định giải mà chó đã mất đi nhiều để giúp chúng tỉnh táo
- Nếu chó nôn thì để chúng nôn hết chất độc hại trong dạ dày ra bên ngoài.
- Thời gian đầu có thể tiêm dưới da 3 – 5ml Apomorphine Hydrochloride để loại bỏ chất độc hại ra ngoài cơ thể. Nếu cần có thể trợ dùng thuốc xổ để xổ chất độc tránh chất đó khiến bệnh nặng hơn.
- Có thể dùng thuốc giảm đau như Perimidine nếu chó kêu la nhiều vì đau
- Trị tiêu chảy với thuốc như Kaolin và Pectin, Bismuth Subcarbonate
- Nếu bệnh do vi khuẩn thì sử dụng kháng sinh như Kanamicin, Tetramycin
- Nhằm kích thích sự tiết dịch vị, ổn định dạ dày thì cho chó nước muối pha loãng, mỗi ngày đều 3 lần. Mỗi lần dùng 0.2 – 1.0ml, Pepsin 0.1 – 0.5g, pha loãng Axit Hydrochloric, hòa tan trong nước rồi cho chó dùng.
- Thêm thuốc men Lactasin cho chó thèm ăn và ăn trở lại mới đủ chất
- Bổ trợ thêm sản phẩm vitamin B1, Bcomplex, ADE Bcomplex để nâng cao sức đề kháng cho cún cưng.
- Chó bị giun móc thì sau khi chó hồi chút thì nên tiêm thuốc tẩy giun như Levamisole HCl 75mg hoặc Ivermectin 300mg.
4. FAQ về việc chó viêm dạ dày – ruột
Dưới đây My Pet sẽ giải đáp thêm cho mọi người một số thắc mắc về bệnh này:
Chó bị bệnh đau dạ dày nên cho ăn gì?
Khi chó đau dạ dày thì nên cho chúng ăn nhẹ và loãng. Lúc này bạn có thể cho chúng ăn bột củ sen pha, ăn thức ăn lỏng, nấu cháo mềm, thức ăn như thịt, rau củ thì nên xay nhuyễn ra.
Phòng bệnh chó viêm dạ dày ruột
Muốn phòng chống bệnh viêm dạ dày – ruột ở chó thì cần phải có cách phòng hiệu quả:
– Không cho chó ăn thức ăn lạ, để qua đêm bị ôi thiu
– Không cho chó ăn đồ sống, trứng sống vì dễ dính vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa
– Tẩy giun định kỳ cho chó khoảng 3-4 tháng 1 lần
– Tiêm phòng đầy đủ chống các bệnh nguy hiểm như Care, Parvovirus…
Giống chó nào dễ chuyển biến sang viêm dạ dày ruột xuất huyết?
Nếu bị Viêm Dạ Dày – Ruột không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ chuyển sang Viêm dạ dày ruột xuất huyết. Và tình trạng này gặp nhiều ở một số giống chó bên dưới:
– Schnauzers nhỏ
– Cho Poodle nhỏ
– Malta
– Chó sục Yorkshire
– Dachshund
– Chó lai,…
Với thông tin từ bài viết này gửi tới những ai đang quan tâm hiểu rõ về bệnh chó bị viêm dạ dày – ruột như thế nào. Bạn hiểu thì có cách để chăm sóc chó cưng cẩn thận, tránh bệnh nặng rồi chuyển biến khó lường. Việc giúp chúng sạch sẽ, ăn uống khoa học là cần thiết để phòng tránh được rất nhiều bệnh.