Rùa Cảnh Mini: Các loại, Cách nuôi – Ăn gì, Giá bao nhiêu, Mua ở đâu?

Nuôi rùa cảnh mini là xu hướng được giới trẻ yêu thích hiện nay với ngoại hình đẹp và tính cách dễ thương. Có những loài rùa cảnh mini nào? Cách nuôi ra sao và mua ở đâu uy tín? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.

Các loại rùa cảnh mini được nuôi phổ biến 

Để nuôi rùa cảnh mini hiệu quả, trước hết bạn cần lựa chọn được loại rùa cảnh mini phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là các loài rùa cảnh mini được yêu thích nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

– Rùa bụng hồng: Loài rùa có nguồn gốc từ Bắc Mỹ có đặc điểm nổi bật là bộ mai bè ra. Cùng với sọc vàng ở trên mí mắt và yếm màu hồng. 

– Rùa Common: Phân bố từ khu vực Canada tới Florida là giống rùa cảnh có tính cách khá hung dữ, do đó bạn nên nuôi riêng rùa Common riêng.

– Rùa cá sấu (rùa Ali): Nguồn gốc rùa cá sấu từ Mỹ, đây là loài rùa nước ngọt có ngoại hình rất hầm hố.

– Rùa sao đêm Hamilton: Đặc điểm nổi bật của loài rùa này đó là có những ông sao đang bơi lội trong bể kính. Loài rùa này được thả trong bể để trang trí với màu sắc đẹp cuốn hút.

– Rùa sao đêm Leucistic: Có màu trắng và đen nổi bật được gọi với cái tên dễ thương là rùa sao đêm bò sữa.

– Rùa bản đồ Mississippi: Là giống rùa cảnh mini có nguồn gốc từ Mỹ rất thích hợp để nuôi trong bể cảnh nhỏ.

– Rùa bụng vàng: Có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam của Mỹ có ngoại hình nổi bật là những sọc vàng trên thân và yếm có màu vàng nhạt.

Cách nuôi rùa cảnh mini hiệu quả nhất 

Để nuôi rùa cảnh mini hiệu quả bạn cần lưu ý trong việc lựa chọn chuồng, thức ăn, ánh sáng và nhiệt độ sao cho phù hợp. Cùng tham khảo cụ thể cách nuôi rùa cảnh mini dưới đây:

Chuồng nuôi 

Nên nuôi rùa cảnh mini trong bể kính, hồ cá có nước. Vì rùa là loài có khả năng di chuyển chậm, do đó bạn nên chuẩn bị bể có đủ rộng và tối thiểu khoảng 60cm. Về vị trí đặt bể nuôi rùa cảnh mini cần chọn hướng Nam với nhiều ánh sáng. Bạn cũng có thể đặt bể nuôi rùa cảnh mini ở ngoài ban công hay trong phòng.

Về nước trong bể cần có độ cao gấp 2 lần so với chiều cao của rùa. Trong bể nuôi rùa cảnh mini bạn cũng nên trang trí thêm đất khô cao hay tảng đá để rùa phơi nắng.

Thức ăn

Thức ăn nuôi rùa cảnh mini gồm các loại thịt, trái cây và rau củ. Khi rùa có kích thước nhỏ nên cho ăn thịt, sau đó bổ sung thêm các loại rau củ. 

  • Thịt: Tôm tép, cá chạch, nội tạng động vật, gia cầm, dế mèn… Trước khi cho rùa ăn bạn nên cắt nhỏ tôm tép để rùa dễ ăn hơn.
  • Rau quả: Cải xoăn, diếp cá, bí, khoai lang, cà rốt…
  • Trái cây: Dưa hấu, dâu tây, nho, táo, chuối…

Nhiệt độ và ánh sáng

Trong trường hợp nuôi rùa cảnh mini ngoài sân bạn nên thiết kế thêm thiết bị để che ánh sáng cho rùa cảnh mini. Bên cạnh đó cần đảm bảo nhiệt độ dưới 37 độ C. Đối với nhiệt độ trong bể nuôi rùa cảnh mini cần trong khoảng 25 – 30 độ C. Vào mùa đông nên đảm bảo nhiệt độ khoảng 12 độ C.

Những lưu ý khi nuôi rùa cảnh mini

Để nuôi rùa cảnh mini hiệu quả, bạn cũng nên “bỏ túi” những lưu ý dưới đây:

  • Với rùa cảnh mini sau khi mua về bạn không nên cho ăn ngay, mà nên thả rùa vào bể có pha thêm muối khoảng 3 ngày rồi mới cho ăn. Mục đích của việc làm này là giúp rùa dần quen với môi trường mới và bài tiết hết chất thải trong ruột và sớm thích nghi.
  • Thông thường sau khoảng 3 – 15 ngày rùa cảnh mini sẽ dần quen với môi trường sống mới và thích nghi tốt.
  • Nước trong chuồng nuôi rùa cảnh mini nên thay 2 lần/tuần để nước được trong và sạch, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho rùa.
  • Khi nuôi rùa cảnh mini rất dễ mắc các bệnh về ký sinh trùng và nấm gây nguy hiểm cho người nuôi. Vì vậy nếu thấy rùa cảnh mini có bất kỳ dấu hiệu nào về bệnh cần đi khám thú y sớm.
  • Nếu nuôi rùa cảnh  mini trong nhà bạn nên tránh để rùa tiếp xúc với chó sẽ gây nguy hiểm. Bên cạnh đó với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi bạn cũng không nên cho tiếp xúc với rùa để tránh vi khuẩn Salmonella gây bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Trên đây là cách nuôi rùa cảnh mini đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình loài rùa cảnh phù hợp nhất để nuôi và “bỏ túi” những kiến thức nuôi rùa cảnh mini hiệu quả nhất.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây