Rùa thở bằng gì? Có thở được bằng mông không?

Bên cạnh chế độ ăn uống, cách nuôi, giá cả… thì rùa thở bằng gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nuôi rùa. Vậy rùa thờ bằng gì? Có thở được bằng mông hay không? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Rùa thở bằng gì?

Với câu hỏi rùa thở bằng gì còn tùy theo vào từng loại rùa. Cụ thể rùa biển sẽ thở bằng phổi giống như các loài động vật khác. Vậy rùa cạn thì sao? Rùa là loài động vật thở bằng phổi. Các loài rùa như: Rùa nước ngọt, rùa cạn hay rùa biển cần thở bằng không khí mới có thể tồn tại được. Ở một số khu vực có khí hậu lạnh giá loài rùa sẽ hô hấp dưới nước hay còn gọi là thở bằng mông.

Rùa hoa và rùa Snapping sống ở vùng khí hậu đóng băng vào mùa đông. Lúc này chúng sẽ bò lên bờ và bắt đầu quá trình ngủ đông ở dưới lòng hồ. Do đó, nhu cầu sử dụng canxi của rùa cũng giảm. Vì rùa là loài không có mang nên sẽ dùng mạch máu ở dưới da để lấy oxy trong nước thở. Vị trí tập trung nhiều mạch máu nhất đó chính là mông, vì vậy vào mùa đông rùa thường thở bằng mông.

Rùa thuộc loài động vật máu lạnh, chúng có thân nhiệt thay đổi theo môi trường bên ngoài. Trong trường hợp nhiệt độ trong nước dưới 1 độ C, thì thân nhiệt của rùa cũng tương tự như vậy. Rùa là loài bò sát có phổi và hít thở không khí bình thường. Do đó vào mùa đông chúng sẽ nổi lên  mặt nước để hít thở không khí.

Rùa có thở bằng mông được không? 

Rùa không thở bằng mông, mà bạn sẽ thấy chúng có lỗ huyệt đa năng hay còn được gọi là cloaca có tác dụng sinh sản hữu tính và đẻ trứng. Bộ phận này cũng tham gia vào quá trình hô hấp mà nhiều người gọi là thở bằng mông.

Nhà sinh lý học động vật hoang dã Craig Franklin thuộc trường Đại học Queensland của Úc đã nghiên cứu: Quá trình hô hấp của rùa được thực hiện qua bộ phận cloaca và bơm nước qua lỗ hở tới bursae, cũng giống như túi phổi của rùa biển. Khi đó oxy ở trong túi nước sẽ được khuếch tán qua gai để tới máu của rùa. 

Trong quá trình hô hấp thông qua cloaca hoạt động rất yếu, thực tế thì rùa hoàn toàn có thể thở bằng phổi. Với câu hỏi rùa thở bằng mông chỉ gặp ở những loài rùa nước ngọt có khả năng thích nghi với môi trường, ví dụ như khu vực ao hồ đóng băng hay dòng chảy xiết.

Rùa hô hấp bằng mông là nhóm rùa sông. Trên thế giới có khoảng 10 loài rùa sông có thể hô hấp qua cloaca và trong đó một nửa được tìm thấy tại Úc như khu vực sông Mary. Một số loài rùa sông có khả năng hô hấp bằng mông rất tốt. Đó chính là loài rùa sông Fitzroy ở Úc với 100% thở bằng mông.

Rùa có thể hô hấp khi bị đóng băng

Các nhà khoa học cho biết, có khoảng 6 – 7 loài rùa nước ngọt có khả năng ngủ đông tại Bắc Mỹ nhưng có khả năng hô hấp kém hơn. Nhà sinh thái học động vật hoang dã Jackie Litzgus đã nghiên cứu một số loài rùa có thể sống ở dưới lớp băng trong vòng 100 ngày mà không phải hít thở. Cụ thể, chúng hấp thụ oxy qua bursae tương tự như súc nước ở cổ họng.

Khả năng hô hấp bằng mông của loài rùa ngủ đông không giống như rùa sông. Chúng không bơm nước vào bursae mà sử dụng oxy để khuếch tán một cách thụ động qua da nhờ bursae. Đây là quá trình hô hấp qua da thường thấy ở các loài động vật lưỡng cư, bò sát, loài có vú.

Khi rùa ngủ đông chúng có thể hô hấp một cách thụ động, nghĩa là cần ít oxy cũng như ít năng lượng hơn. Rùa sống trong lớp băng sẽ rất ít di chuyển và nhiệt độ cơ thể đóng băng và chuyển sang hô hấp kị khí với mục đích tạo ra năng lượng khi không cần oxy.

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã biết được rùa thờ bằng gì? Có thở được bằng mông không rồi chứ? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị về loài rùa nhé.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây