10 loại Rêu hại Thủy Sinh cần diệt trừ

Các loại rêu hại trong bể thuỷ sinh nếu không được diệt trừ sớm sẽ gây bệnh cho những cá thể nuôi trong bể và ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của bể cá. Vậy đó là những loại rêu hại nào cần diệt trừ? Mypet sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn qua bài viết sau. 

Rêu hại thuỷ sinh là gì? 

Để có cách diệt trì các loại rêu hại thuỷ sinh, trước hết bạn cũng nên tìm hiểu xem rêu hại là gì nhé! Đây là loại rêu phát triển một cách tự phát ở trong bể cá. Rêu hại thường sống bám vào những cây thuỷ sinh, những loài rêu có lợi hoặc đá. 

Rêu hại có khả năng phát triển rất nhanh và gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ cũng như phá hỏng bể thuỷ sinh của bạn. Chính vì vậy, việc tiêu diệt rêu hại thuỷ sinh là vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Các loại rêu hại thuỷ sinh thường gặp nhất 

Dưới đây là các loại rêu hại thường gặp nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo và có cách diệt trừ hiệu quả: 

Rêu nhớt xanh – Blue Green

Loại rêu này thường rất hay gặp trong bể thuỷ sinh và là dạng vi khuẩn. Rêu nhớt có nhiều màu khác nhau như tím, đen và xanh, có mùi giống như đất khi được đưa ra khỏi bể vì chúng có khả năng hấp thu khí Nitơ trong nước. 

– Nguyên nhân gây rêu nhớt xanh: Do hàm lượng Nitrat thấp, trong bể có quá nhiều chất hữu cơ,. lọc nước chưa tốt và có thể do bóng đèn yếu. 

– Cách xử lý: Bổ sung thêm Nitrates > 5ppm, tắt đèn, trồng thêm cây hoặc thay nước. 

Rêu sừng hươu – Staghorn

Rêu sừng hươu có cách tiêu diệt khá đơn giản, vì loài rêu này có hình dáng khá mỏng manh. Rêu sừng hươu ưa sống bám vào những thiết bị trang trí trong bể hoặc lá cây. 

Nguyên nhân: Do môi trường nước mất cân bằng hoặc lượng CO2 quá ít. 

Cách xử lý: Gỡ thủ công bằng tay, tăng CO2 hoặc thay nước định kỳ. 

Rêu chùm đen – Black Brush/Beard

Nhắc tới các loại rêu hại không thể bỏ qua rêu chùm đen, loài rêu này có nhiều màu khác nhau như: Nâu, đỏ, xám và đen. Rêu chùm đen có tốc độ phát triển rất nhanh và phủ kín những viền cây hoặc thậm chí lan xuống bên dưới nền của bể. 

Nguyên nhân: Do độ pH thấp hoặc thừa các chất N , P , Fe. 

Cách xử lý: Cần bổ sung thêm khí CO2, gỡ thủ công, bơm dung dịch oxy già, thay nước 30% trong bể hoặc thả cá bút chì, tép ăn rêu hại. 

Rêu tóc, rêu chỉ – Hair/Thread Algae

Rêu tóc có hình dáng sợi, mảnh nhỏ và thường mọc giữa cây thuỷ sinh và rêu. Loại rêu này có cách trị khá đơn giản. 

Nguyên nhân: Do thừa chất sắt trong bể thuỷ sinh. 

Cách xử lý: Nhặt thủ công, thả cá ăn rêu (cá bình tích, cá mún, tép cảnh…), cân bằng chất dinh dưỡng trong hồ và thay nước 30% trong bể.  

Rêu đốm xanh – Green Spot 

Rêu đốm xanh thường bám trên mặt kính của bể thủy sinh. Loài rêu này có cách trị rất đơn giản và chủ yếu là phương pháp thủ công.

Nguyên nhân: Do hàm lượng photphat trong bể ở mức thấp hoặc bị cạn kiệt. 

– Cách xử lý: Dùng dao cạo sạch lớp rêu xanh hoặc lấy tẩm nhựa mỏng cứng để làm sạch. Bổ sung thêm phosphate với liều lượng 0,5 – 2,0 ppm. Hoặc thả thêm ốc ăn rêu vào trong bể. 

Tảo nước xanh – Green Water (Euglaena)

Dấu hiệu nhận biết trong bể thủy sinh có tảo nước xanh là nước có màu xanh nổi lên mặt. Mặc dù loài tảo này không gây ảnh hưởng gì, nhưng lại gây mất thẩm mỹ. 

– Nguyên nhân: Do bể thủy sinh mới làm, trong bể có thuốc hoặc hóa chất…

Cách xử lý: Tắt đèn và dùng bạt che kín bể khoảng 5 ngày, thay nước mới.  

Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)

Là những lớp màng bám ở trên tấm kính, cây thủy sinh hoặc đá trong bể. Loại rêu này gây hại và ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của bể thủy sinh. 

Nguyên nhân: Do bể lâu ngày không thay nước

Cách xử lý: Nuôi thêm ốc ăn rêu và dùng dao cạo rêu. 

Rêu xoăn – Fuzz Algae

Rêu xoăn thường mọc ở trên lá cây và có dạng lông xoăn lại thành từng chùm. 

– Nguyên nhân: Chất dinh dưỡng trong bể không cân bằng, thiếu CO2. 

Cách xử lý: Cân bằng CO2 và nuôi thêm các loại tép ăn rêu hại. 

Rêu chùm – Cladophora

Rêu chùm có hình dáng giống như rêu tóc và có cách xử lý khá mất thời gian.

Nguyên nhân: Do dùng cầu rêu để trang trí bể thủy sinh. 

Cách xử lý: Dọn rêu thủ công, oxy già hoặc nuôi tép. 

Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

Tảo nâu thường xuất hiện trên đá, lá và những vật cứng. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân và cách xử lý loài rêu này như thế nào nhé. 

Nguyên nhân: Thừa dinh dưỡng, bể mới setup hoặc dùng đèn kém chất lượng. 

Cách xử lý: Nuôi động vật ăn rêu hại hoặc thay nước định kỳ. 

Trên đây là các loại rêu hại thường gặp nhất hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được nguyên nhân của từng loại rêu và có cách xử lý hiệu quả nhất. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây