Cỏ Narong: Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc

Cỏ Narong là giống cỏ thủy sinh thường được trồng ở hậu cảnh đẹp và có hình dáng uyển chuyển rất cuốn hút. Nếu bạn đang muốn nuôi cỏ Narong, thì không nên bỏ qua đặc điểm, cách trồng và chăm sóc giống cỏ thủy sinh này dưới đây. 

Đặc điểm nhận biết cỏ Narong 

Cỏ Narong còn được gọi là Narong, loài cỏ thủy sinh đẹp thích nghi với môi trường sống ở nước ta. Cỏ Narong thường sống ở khu vực tù đọng hoặc nơi có dòng chảy chậm. Loài cây này được trồng phổ biến ở môi trường thủy sinh.  

Dưới là những đặc điểm nhận biết cỏ Narong mà bạn có thể tham khảo: 

– Có Narong có thân hình rất mềm mại trong hồ thủy sinh. 

– Cỏ Narong thường mọc uốn lượn trong dòng nước và có lá mọc dài, mềm. 

– Có thể trồng cỏ Narong trong bể thủy sinh hoặc ao, hồ, sông, suối tự nhiên.   

– Lá mọc vòng tạo nên hệ thống rễ nhỏ. 

– Rễ của cỏ Narong có nhiều cây con. 

– Chiều cao của cỏ Narong từ 20 – 25cm. 

– Chiều rộng cỏ Narong từ 15 – 25cm.

Cách trồng cỏ Narong như thế nào? 

Để có cách trồng cỏ Narong hiệu quả nhất, bạn cũng nên nắm rõ những thông số dưới đây: 

– Vị trí trồng: Trung hoặc hậu cảnh 

– Độ khó: Mức trung bình 

– Điều kiện ánh sáng: Trung bình 

– Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30 độ C

– Chế độ dinh dưỡng: Mức trung bình 

– Độ pH: 5 – 7.5

– Tốc độ sinh trưởng: Khá chậm

Cỏ Narong có lá dài và thường mọc uốn lượn theo dòng nước và hình thành nên những rễ nhỏ rất đẹp. Điểm nổi bật nhất của loài cỏ này đó là uốn lượn, nên rất thích hợp để trồng trung cảnh hoặc hậu cảnh với bầu không khí rộng rãi và thoáng mát. 

Cây và rễ của cỏ Narong mọc ra theo phần gốc của cây cỏ mẹ. Đối với cây trưởng thành khi phát triển sẽ đẻ ra những nhánh con nhỏ ở gốc cây. Nên nhiều người chơi thủy sinh thường tách cây con ra để trồng dưới nền và mọc thành cây mới. 

Khi trồng cỏ Narong bạn cũng có thể tách cây con sang bên bể khác để nhân giống. Hoặc cũng có thể phát triển cây thành từng bụi dày. Trong điều kiện ánh sáng và độ pH phù hợp, sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng bạn sẽ có hồ cỏ Narong thủy sinh tươi tốt. 

Hướng dẫn cách chăm sóc cỏ Narong

Cách chăm sóc cỏ Narong khá đơn giản, nếu loài cỏ này sớm thích nghi với môi trường ngập nước sẽ có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cỏ Narong phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng trung bình và nhiệt độ nước dao động khoảng 22 – 25 độ C. 

Trong thời gian cỏ Narong phát triển bạn không cần phải bổ sung CO2, tuy nhiên nếu có điều kiện bạn nên cung cấp đủ để cây phát triển tốt nhất. Bên cạnh dinh dưỡng và ánh sáng, thì bạn cũng nên đảm bảo độ pH khi nuôi cỏ Narong phù hợp. Độ pH thích hợp nhất là từ 5 – 7.5. Nếu ánh sáng quá yếu sẽ khiến cỏ Narong bị vàng lá và úa. 

Câu hỏi thường gặp khi trồng cỏ Narong

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi trồng cỏ Narong mà bạn có thể tham khảo: 

Có Narong có cần CO2 và ánh sáng không?

Loài cỏ này không cần thiết phải sử dụng CO2 và ánh sáng vẫn có thể phát triển. Tuy nhiên, nếu được cung cấp đủ các yếu tố này cỏ Narong sẽ phát triển tươi tốt và xanh mướt. 

Cỏ Narong bị héo úa lá do đâu, phải làm sao? 

Nguyên nhân của tình trạng héo úa lá ở cỏ Narong là do nhiệt độ hoặc độ pH quá cao. Hoặc cũng có thể do bể thủy sinh lâu ngày không thay nước khiến lá bị héo úa. 

Trong trường hợp lá héo úa ít bạn chỉ cần cắt tỉa bớt lá đi là được. Nhưng nếu lá bị héo úa cả cây thì tốt nhất nên nhổ bỏ và trồng cây mới. 

Có cần bổ sung chất dinh dưỡng khi trồng cỏ Narong

Cũng giống như các loài cỏ thủy sinh khác, để phát triển tươi tốt bạn cũng nên bổ sung thêm các loại phân bón cho cỏ thủy sinh. 

Trên đây là toàn bộ đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cỏ Narong hiệu quả. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cỏ này và có cách trồng hiệu quả nhất, cũng như sở hữu bể thủy sinh đẹp cuốn hút. 

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây