Rùa Lá Tam Đảo: Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Có trong sách đỏ không, Giá

Rùa lá Tam Đảo là giống rùa quý hiếm ở Việt Nam có ngoại hình đẹp được nhiều người yêu thích. Nếu bạn đang quan tâm tới loài rùa này chắc hẳn sẽ thắc mắc đặc điểm nhận biết, cách nuôi, thức ăn, giá và có trong sách đỏ hay không. Cùng Mypet đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Nguồn gốc của rùa lá Tam Đảo

Rùa lá Tam Đảo còn được gọi là rùa đất Spengleri chủ yếu phân bố tại Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Ở Việt Nam, rùa lá Tam Đảo chủ yếu sống tại khu vực các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, Đà Nẵng… Môi trường sống của loài rùa này chủ yếu là quanh những bờ suối nhỏ hoặc thảm thực vật. 

Đặc điểm nhận biết rùa lá Tam Đảo

Rùa lá Tam Đảo có ngoại hình đẹp và kích thước nhỏ xinh nên được ưa chuộng nuôi làm cảnh. Vì vậy số lượng rùa lá Tam Đảo đang giảm sút nhanh và hiện nằm trong danh sách cấm nuôi làm cảnh, cấm săn bắt.

Loài rùa này có những đặc điểm khá giống với rùa Sa Nhân, rùa Sa Nhân baby. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết rùa lá Tam Đảo cũng như phân biệt với các loài rùa khác:

– Kích thước rùa lá Tam Đảo khá nhỏ, với những con trưởng thành dài khoảng 17 – 18cm. Những con rùa mới nở có kích thước khoảng 2 – 3 cm và tới khi đạt độ dài từ 10 – 12cm chúng bắt đầu quá trình sinh sản.

– Hình dáng bên ngoài của rùa lá Tam Đảo nhìn giống như một chiếc lá vàng khô. Tùy theo từng môi trường sinh sống mà rùa lá Tam Đảo sẽ có màu cam, vàng hoặc đỏ.

– Mai rùa lá Tam Đảo có hình dáng dẹt cùng với 3 gờ ở giữa lưng nhìn rất giống với rùa Sa Nhân. Tuy nhiên, rùa lá Tam Đảo sẽ có gờ nhô cao hơn.

– Rùa lá Tam Đảo có đầu rất nhỏ, đôi mắt của chúng hơi lồi và miệng có cấu tạo thích hợp để ăn giun, dế và các loại động vật tươi sống.

– Phần yếm của rùa có màu đen và tới mùa sinh sản sẽ phồng lên. Thông thường những con cái sẽ có phần đuôi to và dài hơn so với con đực. 

– Dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết rùa lá Tam Đảo với rùa Sa Nhân đó chính là mai cao hơn. Mắt rùa lá Tam Đảo màu trắng, trong khi đó rùa Sa Nhân có mắt màu đỏ, cam, đen hoặc nâu. 

Rùa lá Tam Đảo ăn gì?

Rùa lá Tam Đảo có kích thước khá nhỏ, do đó lượng thức ăn của chúng cũng không quá nhiều. Tuy nhiên, khi nuôi rùa lá bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ sẵn thức ăn và nước uống trong chuồng để rùa ăn khi đói. 

Thức ăn chủ yếu của loài rùa này đó là dế nhỏ và giun. Đối với giun bạn nên chọn những con giun có kích thước khoảng 10 – 15cm. Còn với dễ nên chọn những con còn non, vì nếu dế quá già sẽ khiến rùa khó tiêu hoá.

Khi nuôi rùa lá Tam Đảo bạn nên chú ý dọn dẹp sạch sẽ thức ăn thừa sau mỗi ngày. Vì nếu để thức ăn thừa sẽ khiến chuột tấn công và ăn thịt rùa lá Tam Đảo.

Cách nuôi rùa lá Tam Đảo hiệu quả

Cách nuôi rùa lá Tam Đảo hiệu quả bạn cần chú ý tới việc chuẩn bị chuồng trại. Có thể nuôi rùa lá ở trong bể kính, mica hay thùng xốp. Cần đảm bảo chuồng nuôi rùa lá phải cao và trơn để rùa không bò ra ngoài.

Bên cạnh đó trong chuồng nuôi rùa cũng cần có thêm gạch vụn rải, cỏ lạc, đất, cát, lá khô… Ngoài ra, bạn cũng nên xây thêm hang nhỏ cho rùa trú ẩn và máng thức ăn, máng đựng nước.

Rùa lá Tam Đảo ưa sống trong môi trường nhiệt độ khoảng 32 độ C. Nếu như môi trường nuôi rùa lá lớn hơn 32 độ C cần tạo ẩm để rùa hạ nhiệt. Vì nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến rùa lá ăn kém và có sức khoẻ yếu, lâu ngày sẽ bị chết.

Với kích thước khá nhỏ nên khi nuôi rùa lá Tam Đảo bạn nên tránh thả trong chuồng chung với các loài động vật khác. Tốt nhất chỉ nên nhốt riêng trong thùng. Vì chân của rùa lá Tam Đảo có màng bơi, nên khi nuôi bạn cũng nên chuẩn bị máng nước nhỏ để rùa ngâm mình.

Rùa lá Tam Đảo có trong sách đỏ không?

Rùa lá Tam Đảo là loài rùa có trong danh sách đỏ và thuộc tình trạng nguy cấp (Sách Đỏ IUCN). Vì vậy toàn bộ hoạt động săn bắn và nuôi rùa lá Tam Đảo là không được phép.

Rùa lá Tam Đảo có giá bao nhiêu?

GIá rùa lá Tam Đảo dao động khoảng 500.000đ/con tuỳ theo vào tình trạng sức khoẻ và kích thước.

Như vậy là bạn đã biết được rùa lá Tam Đảo có cách nhận biết và cách nuôi như thế nào rồi đúng không. Hy vọng với  những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thêm một loài rùa mới.

- Quảng Cáo -
Nga Phuong
Nga Phuong
Phương Nga là một kỹ thuật viên Thú y và là chuyên gia được chứng nhận và đã làm việc với nhiều loại động vật như chó, mèo, chim, cá, chồn, nhím,... trong hơn một thập kỷ. Cô ấy hiện đang sống với hai chú chó Phốc sóc, một con tắc kè hoa và chồng của cô ấy ở Tp.HCM.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây